Hướng dẫn xác nhận giá trị sử dụng của xét nghiệm Đông máu theo ISO 15189 - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::XÂY DỰNG PHÒNG XÉT NGHIỆM CHUẨN:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-87.html) +--- Diễn đàn: Phòng xét nghiệm chuẩn (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-88.html) +--- Chủ đề: Hướng dẫn xác nhận giá trị sử dụng của xét nghiệm Đông máu theo ISO 15189 (/thread-7894.html) |
Hướng dẫn xác nhận giá trị sử dụng của xét nghiệm Đông máu theo ISO 15189 - QLAB - 05-30-2021 Sau khi đăng tải các bài viết về hướng dẫn cách xác nhận giá trị sử dụng của các xét nghiệm theo 2429 và ISO 15189. Chúng tôi đã nhận được các phản hồi hết sức tích cực từ quý bạn đọc. Đây là nguồn động lực lớn lao để chúng tôi tiếp tục chia sẻ nhiều hơn các kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Ở các bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cách thực hiện xác nhận giá trị sử dụng (thẩm định phương pháp) cho các xét nghiệm định lượng, định tính. Tuy nhiên, có một nhóm xét nghiệm khá đặc biệt là các xét nghiệm đông máu. Các xét nghiệm này bao gồm như PT, APTT, TT, Fibrinogen, D-Dimer... Trong đó có những xét nghiệm mà sẽ không thể xếp vào nhóm xét nghiệm định tính hay định lượng. Từ đó gây ra những khó khăn trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng.
Để hỗ trợ các PXN có thể thực hiện xác nhận giá trị sử dụng cho các xét nghiệm đông máu đáp ứng yêu cầu ISO 15189. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ các nội dung cần thực hiện xác nhận giá trị sử dụng cho các xét nghiệm đông máu.
1. Xác định Độ lặp lại (độ chụm ngắn hạn) và độ tái lặp (độ chụm dài hạn)
1.1. Chuẩn bị vật liệu
- Vật liệu sử dụng: Mẫu QC bình thường và QC bệnh lý; mẫu bệnh nhân bằng cách Pool huyết tương bình thường và Pool huyết tương bệnh lý.
- Do tính chất của mẫu đông máu nên mẫu được chuẩn bị như sau:
Sử dụng Pool huyết tương bình thường và Pool huyết tương bệnh lý được chống đông bằng Natri citrat. Mẫu sau đó được chia vào các cup nhỏ, bảo quản ở điều kiện âm sâu (≤ -20oC).
1.2. Bố trí thí nghiệm
Phân tích 2 mức nồng độ (bình thường, bệnh lý), mỗi mức chạy lặp lại 3 lần/ngày/7 ngày trong vòng 20 ngày hoặc 5 lần/ngày x 5 ngày trong vòng 20 ngày.
1.3. Tính kết quả
Trong đó:
SD: độ lệch chuẩn
n: số lần thí nghiệm
xi: Giá trị tính được của lần thử nghiệm thứ “i”
x (ngang) : Giá trị trung bình của các lần thử nghiệm
RSD%: Độ lệch chuẩn tương đối
CV%: Hệ số biến thiên
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Độ lặp lại:
+ So sánh SD, CV với nhà sản xuất (nếu có) (phần within-run)
+ So sánh CV ≤ CVi của biến thiên sinh học: https://www.westgard.com/biodatabase1.htm
+ Hoặc nếu không có thì áp dụng: CV < 0,25 x TEa (CLIA) - Tham khảo trong https://www.westgard.com/clia.htm
- Độ tái lặp:
+ So sánh SD, CV với nhà sản xuất (nếu có) (between-run)
+ So sánh CV ≤ CVg của biến thiên sinh học: https://www.westgard.com/biodatabase1.htm
+ Hoặc nếu không có thì áp dụng: CV < 0,33x TEa (CLIA) - Tham khảo trong https://www.westgard.com/clia.htm
2. Xác định độ đúng
2.1. Chuẩn bị vật liệu
- Vật liệu sử dụng: Mẫu QC hoặc mẫu ngoại kiểm với các nồng độ khác nhau (tối thiểu 2 mức QC bình thường và bệnh lý).
2.2. Bố trí thí nghiệm
- Tiến hành phân tích lặp lại mỗi mẫu 10-20 lần trong cùng một ngày: Phân tích 2 mức QC, mỗi mức chạy 10-20 lần liên tiếp trong cùng 1 ngày.
2.3. Tính kết quả
Sử dụng độ chệch (Bias %)
Trong đó:
Δ : Độ chệch (bias), %
Xtb: Giá trị trung bình của kết quả thử nghiệm
μ: Giá trị thực hoặc giá trị được chấp nhận là đúng
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá
+ Bias% < TEa NSX
Hoặc nếu không có thì sử dụng:
+ Bias% < B(%) trong biến thiên sinh học: https://www.westgard.com/biodatabase1.htm
+ Bias% < 50% TEa (CLIA) - Tham khảo trong https://www.westgard.com/clia.htm
3. Xác định khoảng tuyến tính
Chỉ áp dụng cho các xét nghiệm định lượng như Fibrinogen, D-Dimer
3.1. Chuẩn bị vật liệu
- Vật liệu: Mẫu biết trước nồng độ (mẫu BN, chất chuẩn, mẫu EQA…), gồm 5 nồng độ khác nhau từ thấp tới cao thuộc khoảng tuyến tính do nhà sản xuất công bố.
- Chuẩn bị vật liệu như sau:
+ Fibrinogen: Pha loãng mẫu có nồng độ ≈7g/L thành dãy tối thiểu 5 nồng độ 1/15; 1/40; 1/80; 1/100; 1/160.
+ D-Dimer: Pha loãng mẫu có nồng độ 3-4µg/mL thành dãy tối thiểu 5 nồng độ 1/2; 1/4; 1/8; 1/15; 1/20.
3.2. Bố trí thí nghiệm
- Phân tích mỗi mẫu lặp lại 3-5 lần trong 1 lần chạy, tính kết quả trung bình
3.3. Tính kết quả
- Tính giá trị trung bình của mỗi nồng độ.
- Lập phương trình hồi quy tuyến tính (y=ax+b)
Tính hệ số tương quan R.
3.4. Tiêu chuẩn đánh giá:
0,995 ≤ R ≤ 1
Hay 0,99 ≤ R2 ≤ 1
4. Giới hạn phát hiện (LoD) và giới hạn định lượng (LoQ)
Không áp dụng cho các xét nghiệm đông máu
5. Khoảng tham chiếu
Do tính chất của xét nghiệm đông máu, khoảng tham chiếu cần được thiết lập lại mỗi khi thay đổi lô hóa chất
5.1. Chuẩn bị vật liệu
- Mẫu huyết tương của người bình thường, khỏe mạnh. Phân tích trong vòng 4h sau khi lấy mẫu ở nhiệt độ phòng.
5.2. Bố trí thí nghiệm
- Phân tích tối thiểu 20 mẫu bệnh phẩm trên bằng phương pháp triển khai tại PXN trong cùng 1 ngày hoặc trong 1 vài ngày gần nhau nhưng cùng lọ hóa chất.
5.3. Tính kết quả
Trong đó:
SD: độ lệch chuẩn
n: số lần thí nghiệm
xi: Giá trị tính được của lần thử nghiệm thứ “i”
x (ngang) : Giá trị trung bình của các lần thử nghiệm
5.4. Tiêu chuẩn đánh giá:
Khoảng tham chiếu cho mỗi lô hóa chất được xác định từ:
- 2SD → + 2SD
6. Độ không đảm bảo đo
6.1 Công thức tính
- Độ không đảm bảo đo tổng hợp ở mức bình thường (uc)
Độ không đảm bảo đo mở rộng ở mức bình thường (U) với hệ số phủ k = 2: U = uc x 2.
Vậy, độ không đảm bảo đo ở mức bình thường: x ± U (x: là những giá trị đo được của mẫu bệnh phẩm thu thập ở mức bình thường).
- Độ không đảm bảo đo tổng hợp ở mức bệnh lý (uc)
Độ không đảm bảo đo mở rộng (U) ở mức bệnh lý (hệ số phủ k = 2) :U = uc x 2
Vậy, độ không đảm bảo đo ở mức bệnh lý: x ± U (x: là những giá trị đo được của mẫu bệnh phẩm thu thập ở mức bệnh lý).
Trên đây là hướng dẫn xác nhận giá trị sử dụng cho từng thông sốcủa các xét nghiệm Đông máu theo ISO 15189. Đương nhiên nó cũng hoàn toàn áp dụng được cho 2429. Đơn vị các bạn đã thực hiện hồ sơ xác nhận giá trị sử dụng này chưa? Có khó khăn hay vướng mắc không? Hãy chia sẻ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.
Hiện tại chúng tôi có Cung cấp bộ công cụ Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp xét nghiệm theo 2429 và ISO 15189. Trong bộ công cụ đã bao gồm:
+ 01 Quy trình quản lý;
+ 09 biểu mẫu bao gồm: Phiếu đánh giá điều kiện cơ bản, Kế hoạch thử nghiệm phê duyệt phương pháp xét nghiệm, Phiếu đánh giá độ lặp lại và tái lặp, Phiếu đánh giá độ đúng, Phiếu xác nhận khoảng tuyến tính, Phiếu xác nhận LOD – LOQ, Phiếu xác nhận khoảng tham chiếu, Phiếu báo cáo độ không đảm bảo đo, Phiếu tổng hợp kết quả phê duyệt phương pháp xét nghiệm;
+ 01 Hướng dẫn chi tiết phê duyệt phương pháp
+ 01 Ứng dụng Excel để tính toán và xử lý số liệu cho các thông số phê duyệt
Ngoài ra với các PXN bắt đầu triển khai hệ thống QLCL chúng tôi có Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Trong bộ tài liệu có đầy đủ các quy trình và biểu mẫu đi kèm phù hợp để các bạn hoàn thiện bộ các hồ sơ về QLCL ( trong đó đã bao gồm cả bộ tài liệu về Phê duyệt phương pháp xét nghiệm).
Nếu các PXN còn khó khăn vướng mắc gì vui lòng trao đổi phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com.
|