![]() |
Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html) +---- Chủ đề: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) (/thread-778.html) |
Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - tuyenlab - 10-04-2012 THỜI GIAN THROMBOPLASTIN TỪNG PHẦN HOẠT HOÁ (APTT: activated partial thromboplastin time) 1. Nguyên lý Thời gian phục hồi calci của huyết tương citrat hoá sau khi ủ với một lượng thừa kaolin (hoạt hoá yếu tố tiếp xúc) và cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu) giúp đánh giá chính xác các yếu tố khác của đường đông máu nội sinh. Với xét nghiệm này, điều kiện hoạt hoá yếu tố tiếp xúc cũng như số lượng, chất lượng tiểu cầu trong mẫu kiểm tra không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. ![]() 2. Dụng cụ, hoá chất - Bình cách thuỷ 37oC. - Ống nghiệm 75x9,5mm. - CaCl2 M/40. - Kaolin-cephalin thương phẩm đông khô: pha theo chỉ dẫn, nghiêng nhẹ đến khi tan hết, 20 phút sau sử dụng làm xét nghiệm. - Kaolin-cephalin tự sản xuất: pha kaolin với NaCl 0,9% nồng độ 5mg/ml, pha cephalin nồng độ thích hợp (theo chỉ dẫn của nơi sản xuất ). Trộn hỗn dịch kaolin - cephalin theo tỷ lệ 1/1. 3. Tiến hành kỹ thuật - Lấy máu và tách huyết tương nghèo tiểu cầu của chứng và bệnh nhân như xét nghiệm thời gian Quick. - Phân phối 0,1ml huyết tương nghèo tiểu cầu cần kiểm tra vào ống nghiệm, để vào bình cách thuỷ 37oC. - Thêm vào 0,1ml hỗn dịch Kaolin – cephalin. Trộn đều, ủ ở bình cách thuỷ 37oC trong 3 phút. Trong thời gian ủ, cứ 15 giây lắc trộn đều một lần. - Cho vào 0,1ml CaCl2 M/40, khởi động đồng hồ và theo dõi đến khi xuất hiện màng đông, bấm đồng hồ dừng lại. Ghi thời gian đông. - Mỗi mẫu huyết tương cần được tiến hành 2 lần và kết quả chính là thời gian trung bình của 2 lần kiểm tra này. - Tiến hành tương tự với mẫu chứng. 4. Kết quả - Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá của huyết tương bình thường thay đổi từ 30-35 giây tuỳ loại cephalin-kaolin, tuỳ kỹ thuật, tuỳ điều kiện kỹ thuật mà từng phòng xét nghiệm sử dụng. Khi kết quả kéo dài trên 8 giây so với chứng được gọi là thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá kéo dài. Thường gặp trong tình trạng rối loạn đường đông maú nội sinh do thiếu hụt yếu tố đông máu (hemophilie...) hoặc do chống đông lưu hành (bệnh leukemia cấp, điều trị heparin...). 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả - Không tuân thủ thời gian ủ kaolin-cephalin với huyết tương hoặc thời gian ủ của chứng và bệnh không giống nhau. - Không trộn đều hỗn dịch kaolin-cephalin trước khi cho vào huyết tương vì kaolin rất dễ lắng xuống đáy ống nghiệm. - Mẫu huyết tương kiểm tra không được bảo quản đúng qui định. RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - phamvandong - 09-09-2013 Xin thay cho em biet ve Plasma pool? Nguyen ly va cach thuc thuc hien? Cam on thay! RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - tuyenlab - 09-09-2013 (09-09-2013, 11:41 AM)phamvandong Đã viết: Xin thay cho em biet ve Plasma pool? Nguyen ly va cach thuc thuc hien? Plasma pool là tập hợp huyết tương, nhưng người ta tập hợp huyết tương chủ yếu để sản xuất khối tiểu cầu pool. EM tham khảo quy trình này xem: - Sau khi máu được lấy ra từ người cho máu (đã bao gồm chất chống đông) vào một túi ( túi này gồm 3-4 túi tất cả), sau đó máu được ly tâm, lấy phần cặn, người ta lấy phần cặn cách gianh giới khoảng 1cm ( vì gianh giới HCT và huyết tương này bao gồm 3 thành phần hữu hình hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), phần cặn đó chính là khối Hồng hầu ( hay còn gọi là Hồng cầu lắng. để trong ngăn mát tủ lạnh 4-6 độ C và có thời hạn sử dụng khoảng 40 ngày. - -Phần còn lại phía trên bao gồm khoảng 1cm chứa hỗn hợp 3 loại tế bào, và trên cùng là huyết tương tươi ( hay Plasma tươi). - Sau đó tiếp tục tách phần trên cùng ( cách gianh giới cũng khoảng 1cm , lấy phần trên, phần trên đó chính là huyết tương tươi ( gọi là tươi vì bao gồm cả các yếu tố đông máu). Phần cặn ( bao gồm 1cm trên vạch và 1cm dưới vạch được gom lại từ 3-5 đơn vị máu cùng nhóm khác nhau. Sau đó được ly tâm lần nữa, loại bỏ phần cặn ( lúc này phần cặn chủ yếu là bạch cầu và hồng cầu), lấy phần trên, phần trên này chính là khối tiểu cầu Pool. để ở nhiệt độ phòng, khoảng 22 độ C, dùng trong 24-48 giờ cho những bệnh nhân tiểu cầu thấp hay có nhu cầu truyền tiểu cầu. - Nếu bệnh nhân không có nhu cầu truyền bạch cầu (cái này hiếm, chỉ dùng cho những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt trầm trọng, đã dùng thuốc G-CSF mà không chịu lên, suy tủy quá sâu và đang hay có nguy cơ nhiễm trùng cao) thì phần cặn này bị loại bỏ ( vứt đi ấy mà). - Phần Huyết tương tươi đông lạnh sau đó được đông ở âm khoảng 30 độ C ( -30 oC). sau đó được làm lạnh từ từ ở 4-6 độ C trong nước lạnh ( 4-6 độ), huyết tương tươi sẽ tan ra, chia làm 2 phần. Phần huyết tương tan gọi là Huyết tương đông lạnh ( không còn tươi nữa vì đã loại bỏ các thânhf phần yếu tố đông máu). phần này được tách riêng, cho vào tủ lạnh âm sau (-30 độ C) dùng làm Plasma đông lạnh ( chú ý không tươi). hạn dùng 2-3 năm.. Khi lấy ra, nếu rã đông mà không dùng thì phải vứt bỏ, không bỏ lại tủ lạnh nữa đâu ạ. - Phần không tan ( ở nhiệt độ 4-6 độ C) được gom lại với nhau từ 4-6 đơn vị, cái này gọi là Tủa VIII( hay Cryo cũng thế). Trong thành phần Plasma tươi chủ yếu là các yếu tố đông máu đặc biệt rất giàu yếu tố VIII nên gọi là Tủa VIII. - Tủa VIII (hay Cryo) rất hay được dùng cho bệnh nhân bị Hemophillia, giảm Fibrinogen máum DIC ( hay CIVD cũng thế, đông máu nội mạch rải rác, đông máu rải rác trong lòng mạch thì như nhau).... Hiện nay sự sản xuất các chếp phẩm máu đã đạt đến đỉnh cao. cần gì truyền nấy đã hạn chế rất nhiều tai biến truyền máu cũng như quá tải tuần hoàn. RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - peace112212 - 06-14-2015 cho em hỏi trường hợp bn có Hct cao thì mình điều chính lượng huyết tương và tỷ lê chống đông thế nào?? theo em nghĩ thì nếu Hct tăng sẽ làm thay đổi tỷ lệ huyết tương và chống đông dẫn đến kéo dài thời gian đông máu RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - tuyenlab - 06-15-2015 (06-14-2015, 04:46 PM)peace112212 Đã viết: cho em hỏi trường hợp bn có Hct cao thì mình điều chính lượng huyết tương và tỷ lê chống đông thế nào?? theo em nghĩ thì nếu Hct tăng sẽ làm thay đổi tỷ lệ huyết tương và chống đông dẫn đến kéo dài thời gian đông máu Không thay đổi tỉ lệ chống đông em nhé. Vẫn là 0,4 ml chống đông và 1,6 ml máu. RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - vohuynhtrang - 04-13-2018 Thầy ơi em muốn hỏi là yếu tố tiếp xúc có phải là yếu tố đụng chạm không thầy RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - tuyenlab - 04-13-2018 (04-13-2018, 11:09 AM)vohuynhtrang Đã viết: Thầy ơi em muốn hỏi là yếu tố tiếp xúc có phải là yếu tố đụng chạm không thầy Đúng rồi em. Cái này do cách dùng từ thôi. Miền bắc gọi yếu tố tiếp xúc, miền trong gọi yếu tố đụng chạm RE: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) - Xamtro - 06-19-2018 Thầy cho e hỏi là tại sao cho kaolin lại phải để trong ủ ấm 3' ạ, và tại sao 15s trộn một lần ạ |