QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG ĐO ĐIỆN THẾ CƠ HOÀNH TRONG PHƯƠNG THỨC THỞ MÁY XÂM N - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html) +--- Diễn đàn: Hồi sức - cấp cứu - chống độc (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-209.html) +--- Chủ đề: QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG ĐO ĐIỆN THẾ CƠ HOÀNH TRONG PHƯƠNG THỨC THỞ MÁY XÂM N (/thread-7493.html) |
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG ĐO ĐIỆN THẾ CƠ HOÀNH TRONG PHƯƠNG THỨC THỞ MÁY XÂM N - kythuatyhoc.com - 05-14-2021 QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG ĐO ĐIỆN THẾ CƠ HOÀNH TRONG PHƯƠNG THỨC THỞ MÁY XÂM NHẬP HỖ TRỢ ĐIỀU
KHIỂN BẰNG TÍN HIỆU THẦN KINH (Neurally Adjusted Ventilatory Assist-NAVA)
I. ĐẠI CƯƠNG Người bệnh (NGƯỜI BỆNH) thở máy phương thức NAVA cần đặt 1 ống thông từ ngoài vào đến dạ dày, trên đoạn nằm gần tâm vị có gắn điện cực để phát hiện điện thế cơ hoành, nhờ đó máy thở nhận ra hoạt động điện của cơ hoành và sẽ khởi động (trigger) hỗ trợ nhịp thở cho NGƯỜI BỆNH do vậy nó sẽ giúp cho hỗ trợ nhanh hơn, đồng thì hơn so với các phương pháp truyền thống hiện nay (đo áp lục âm trên dường dẫn khí, hoặc đo tốc độ dòng khí khi Người bệnh hít vào, hoặc theo thời gian..) vì thế nhịp thở của Người bệnh và máy luôn đồng thì với nhau giúp giảm bớt dùng an thần cho NGƯỜI BỆNH, tăng hiệu quả thông khí, cai thở máy sớm. II. CHỈ ĐỊNH - NGƯỜI BỆNH có chỉ định thở máy phương thức NAVA (quy trình phương thức thở NAVA) III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Chống chỉ định cho ăn qua ống thông dạ dày qua đường mũi hoặc miệng (phẫu thuật đường hô hấp trên gần đây, phẫu thuật thực quản, chảy máu thực quản...) - Người bệnh có chỉ định chụp MRI (tương đối) - Chống chỉ định thở máy phương thức NAVA IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: 01 Bác sỹ và 01 điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy. 2. Phương tiện: Máy thở có chức năng NAVA 2.1.Vật tư tiêu hao - 01 ống thông điện thế cơ hoành (Edi catheter) cỡ 16F . - Mô đun điện thế cơ hoành, cáp điện thế cơ hoành. - 01 bơm tiêm 50 ml, gạc vô trùng, băng dính, 02 đôi găng tay vô khuẩn, 02 găng tay sạch, 01 lọ parafin. - Ống nghe, khăn bông, tăm bông dùng vệ sinh mũi. - Khay hạt đậu, canuyn mayo (nếu cần). - Bộ dụng cụ tiêm truyền. - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 2.2. Dụng cụ cấp cứu 01 bộ mở màng phổi dẫn lưu khí 2.3. Các chi phí khác - Tiêu hao điện, nước - Phí hấp, rửa dụng cụ - Xử trírác thải y tế và rác thải sinh hoạt 3. Người bệnh 3.1. Giải thích cho Người bệnh (nếu Người bệnh còn tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của Người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Người bệnh/đại diện của Người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật. 3.2. Tư thế Người bệnh: Người bệnh nằm đầu cao 30 độ (nếu không có tụt huyết áp), nằm đầu bằng nếu tụt huyết áp 3.3. Thở máy tại giường bệnh 4. Hồ sơ bệnh án: Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật. V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật 2. Kiểm tra lại Người bệnh: các chức năng sống, xem có thể tiến hành thủ thuật được không. 3. Thực hiện kỹ thuật 3.1. Kiểm tra chức năng của mô đun điện thế cơ hoành - Đưa mô đun điện thế cơ hoành vào khe chứa mô đun ở trên máy thở - Nối cáp điện thế cơ hoành với mô đun điện thế cơ hoành - Tháo nắp ở nút kiểm tra của mô đun và nối nút kiểm tra với đầu còn lại của cáp điện thế cơ hoành. Mô đun điện thế cơ hoành sẽ tự động được kiểm tra. + Nếu ―Edi Module test passed‖ xuất hiện trên màn hình: kiểm tra mô đun thành công. + Nếu thất bại: xem lại mô đun và cáp điện thế cơ hoành sau đó thử lại 3.2. Đặt ống thông điện thế cơ hoành 3.2.1.Tính chiều dài ống thông sẽ đặt vào người bệnh + Đo khoảng cách từ mũi đến dái tai và mũi ức (NEX) + Nếu đặt ống thông qua đường mũi, chiều dài sonde (Y) đặt vào dạ dày được tính theo bảng sau Y: Khoảng cách đặt ống thông vào dạ dày Fr/cm Qua đường mũi Qua đường miệng 16Fr Y (cm) = NEX cm x 0,9 + 18 Y (cm) = NEX cm x 0,8 + 18 +Nhúng ống thông điện thế cơ hoành vào nước khoảng vài giây để cho dễ đặt hơn và dẫn truyền điện của ống thông tốt hơn. 3.2.2. Đặt ống thông điện thế cơ hoành - Điều dưỡng rửa tay đúng quy trình kỹ thuật. - Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng sạch. - Đưa dụng cụ đến giường NGƯỜI BỆNH. - Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao 30 độ hoặc đầu cao nghiêng sang một bên. - Trải khăn trước ngực người bệnh - Chuẩn bị sẵn băng dính đã cắt, đổ dầu nhờn vào bát, đi găng sạch. - Tháo găng, sát khuẩn tay nhanh. - Đi găng vô trùng vào tay thuận. - Dùng gạc tẩm parafin bôi trơn đầu ống thông dài khoảng 6 - 10 cm. - Tay thuận cầm đầu ống thông như kiểu cầm bút, một tay cầm phần còn lại của ống thông (đã cuộn gọn) đưa đầu ống thông nhẹ nhàng qua mũi hoặc miệng Người bệnh. Khi đưa ống thông vào sâu khoảng 10 cm, một tay nâng đầu người bênh sao cho cổ hơi gập về phía trước, một tay nhẹ nhàng đẩy ống thông đến vị trí đánh dấu trước. - Kiểm tra vị trí ống thông vào đúng dạ dày bằng 1 trong 2 cách: + Dùng bơm 50 ml hút thử dịch dạ dày + Bơm khoảng 30 -50 ml khí vào dạ dày, đặt ống nghe ở vị trí thượng vị, nghe có tiếng ục là ống thông đã vào tới dạ dày. - Cố định ống thông: dùng băng dính cố định ống thông vào mũi hoặc má Người bệnh, ghi ngày đặt ống thông. 3.2.3.Kiểm tra vị trí của ống thông điện thế cơ hoành - Kết nối ống thông với cáp điện thế cơ hoành - Chọn nút ―neural access‖ - Chọn ―Edi catheter positioning‖ - Kiểm tra lại bằng đồ thị ECG - Kiểm tra sóng P và QRS xuất hiện ở chuyển đạo trên cùng, sóng P mất ở các chuyển đạo thấp hơn trong khi biên độ sóng QRS giảm ở các chuyển đạo đó. - Nếu sự chuyển dạng của điện thế cơ hoành hiện trên đồ thị, quan sát chuyển đạo được đánh dấu bằng màu xanh nước biển. + Nếu chuyển đạo đánh dấu bằng màu xanh nước biển nằm ở chuyển đạo 2 và 3. Chắc chắn ống thông nằm đúng vị trí. Đánh dấu và xem lại chiều dài ống thông đặt vào NGƯỜI BỆNH. + Nếu chuyển đạo đánh dấu bằng màu xanh nước biển xuất hiện ở chuyển đạo trên cùng , ống thông sâu, do vậy rút bớt ống thông từng bước một tương ứng với khoảng cách giữa 2 diện cực (1,6cm) cho đến khi chuyển đạo đánh dấu ở chuyển đạo 2 và 3. không rút ra quá 4 lần khoảng cách giữa 2 điện cực. + Nếu chuyển đạo đánh dấu bằng màu xanh nước biển xuất hiện ở chuyển đạo dưới cùng, ống thông nông, đẩy sâu ống thông vào cho đến khi chuyển dạo đánh dấu ở chuyển đạo 2 và 3. - Nếu sự chuyển dạng của điện thế cơ hoành không xuất hiện trên đồ thị, hỏng thiết bị. V. THEO DÕI Theo dõi vị trí đầu ống thông điện thế cơ hoành trên màn hình như trên. VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Nếu đầu ống thông điện thế cơ hoành không đúng vị trí điều chỉnh như trên. - Nếu sự chuyển dạng của điện thế cơ hoành không xuất hiện trên đồ thị nếu hỏng ống thông điện thế cơ hoành thì thay ống thông khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SERVO Education, NAVA STUDY GUIDE. p. 17-29. 2. Ververidis D., M. Van Gils, C. Passath, et al. (2011), Identification of adequate neurally adjusted ventilatory assist (NAVA) during systematic increases in the NAVA level. IEEE Trans Biomed Eng. 58(9): p. 2598-606. 3. Verbrugghe W. and P. G. Jorens (2011), Neurally adjusted ventilatory assist: a ventilation tool or a ventilation toy? Respir Care. 56(3): p. 327-35. |