Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[LT] Trực khuẩn mủ xanh - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-97.html)
+---- Chủ đề: [LT] Trực khuẩn mủ xanh (/thread-748.html)



[LT] Trực khuẩn mủ xanh - tuyenlab - 09-23-2012

TRỰC KHUẨN MỦ XANH
(Pseudomonas aeruginosa)


Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh) là một trong những vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí oxy, do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này phát triển bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ; trong cơ thể, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho nên nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu và thận sẽ gây ra những tử vong cao; bởi vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt niêm mạc bên trong cơ thể. Bên cậnh đó, vi khuẩn này cũng được phát hiện trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông.

1. Đặc điểm sinh vật học

1.1. Hình thể và tính chất bắt màu

[Image: 9f7337c62333e6d7d755baf90ad5c5fb_49395871.muxanh1.jpg]

Trực khuẩn mủ xanh có hình dạng thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn, kích thước khoảng 0,5-1μm × 1-5μm. Có một lông ở một đầu nên có khả năng di động, ít khi có vỏ và không sinh nha bào. Nhuộm bắt màu Gram âm.

[Image: 63c41a0981def181fb8def911c8a366f_49395916.muxanh2.jpg]

1.2. Tính chất nuôi cấy.

Trực khuẩn mủ xanh mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Đây là hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 370C, có thể phát triển được ở nhiệt độ 5 - 420C; pH thích hợp 7,2 - 7,5 nhưng phát triển được ở pH 4,5 - 9,0.

- Trên môi trường đặc: khuẩn lạc thường to giống như quả trứng ốp (fried eggs), nhẵn, dẹt, trung tâm lồi, có màu xanh ánh kim và có xu hướng mọc lan. Khi nuôi cấy vi khuẩn này trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc mọc gây tan máu hoàn thoàn (β).

[Image: 6634e9142d8cc71a853aa8cb4b059d3f_49395935.muxanh3.jpg]

[Image: 7a200b2c000c91c6511d20d156075ea9_49395966.muxanh4.jpg]

- Trong môi trường lỏng vi khuẩn mọc thành váng có màu xanh ở trên mặt môi trường, môi trường đục.

[Image: 3e37aa49b0fcf0882bbab557308527da_49396000.muxanh5.jpg]

Trực khuẩn mủ xanh mọc được trên môi trường SS, đây là đặc điểm phân biệt với trực khuẩn Whitmore.

Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. P. aeruginosa có khả năng tiết ra nhiều loại sắc tố, bao gồm pyocyanin (lam- lục), sắc tố huỳnh quang (vàng-lục, hiện tại được gọi là pyoverdin) và pyorubin (đỏ-nâu). King, Ward và Raney đã tìm ra thạch Pseudomonas Agar P (môi trường King A) để tạo điều kiện cho vi khuẩn tiết pyocyanin và pyorubin, thạch Pseudomonas Agar F (môi trường King B) tạo điều kiện cho vi khuẩn tiết sắc tố pyoverdin. Có 2 loại sắc tố chính:

- Pyocyanin: Có màu xanh lá cây, tan trong nước và cloroform, khuếch tán ra môi trường làm môi trường có màu xanh. Đa số trực khuẩn mủ xanh sinh sắc tố này. Vì vậy, sắc tố này làm cho mủ vết thương do trực khuẩn có màu xanh.

- Pyoverdin: Là loại sắc tố huỳnh quang, tan trong nước nhưng không tan trong cloroform, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím. Sắc tố này không bền vững, dễ bị mất đi trong điều kiện nuôi cấy không tốt.

Sắc tố của trực khuẩn mủ xanh dưới ảnh hưởng của các nhân tố hoá học có thể thay đổi thành sắc tố nâu, đen…

Chất thơm do trực khuẩn mủ xanh sinh ra là kimetylamin.

1.4. Tính chất sinh vật hoá học
- Oxydase (+):
[Image: a343dc349e5e3281b305bccf6b057c41_49396032.muxanh6.jpg]

- Catalase (+):
[Image: 9a8c2ceef44d66d852b1947740977044_49396084.muxanh7.jpg]

- Sử dụng một số loại đường bằng hình thức oxy hoá, như: glucose, mannitol, arabinose, galactose, fructose.
[Image: 0bf94742ce4801cd6d39696c93af51bf_49396151.muxanh8.jpg]

- Citratsimmons (+):
[Image: eced9b0d6b7e16acc5149c0462c3ab94_49396219.muxanh9.jpg]

1.5. Cấu tạo kháng nguyên

- Kháng nguyên lông H: Kháng nguyên này chung cho cả giống, dễ bị phá huỷ bởi nhiệt độ.
- Kháng nguyên thân O: Đặc hiệu cho từng typ. Bản chất là lipopolysaccharid, vững bền với nhiệt độ. Dựa vào kháng nguyên này chia trực khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm.

1.6. Sức đề kháng

Trực khuẩn mủ xanh bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1000C và các thuốc sát khuẩn thông thường. Trực khuẩn sống ở trong đất, nước. Ở nơi có không khí, đủ độ ẩm và không có ánh sáng mặt trời, vi khuẩn sống được hàng tuần. Trong môi trường có chất dinh dưỡng tối thiểu để trong tủ lạnh, chúng có thể sống được 6 tháng.

2. Khả năng gây bệnh

2.1. Gây bệnh cho người

Trực khuẩn mủ xanh thường sống ở trong đất, nước hoặc trên da và niêm mạc người và động vật. Là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị mắc bệnh ác tính hoặc mạn tính…
Trực khuẩn mủ xanh có ở nhiều nơi, nhiều dụng cụ máy móc trong bệnh viện như ống thông, máy hô hấp nhân tạo… Chúng xâm nhập vào cơ thể qua da (nhất là sau khi bị bỏng) hoặc qua vết thương, do phẫu thuật. Tại chỗ vi khuẩn gây viêm có mủ, điển hình là mủ có màu xanh. Nếu cơ thể giảm sức đề kháng hoặc do bệnh toàn thân, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm các cơ quan như viêm bàng quang, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm màng bụng... Có thể vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc. Ngoài ra, ngày nay trực khuẩn mủ xanh được coi là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện mắc phải ở những bệnh nhân nằm viện lâu ngày. Nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh ngày càng trở nên trầm trọng do sự kháng kháng sinh rất mạnh của vi khuẩn. Đây cũng là căn nguyên chủ yếu gây ra những nhiễm trùng bệnh viện, cụ thể:

[Image: 011749c3c67e8dee5a8e44c2418d66d4_49396279.muxanh10.jpg]

Về cơ chế gây bệnh, có giả thuyết cho rằng các sản phẩm ngoại tiết như ngoại độc tố, yếu tố tan máu, sắc tố, độc tố ruột có vai trò chủ yếu.

2.2. Gây bệnh thực nghiệm

Súc vật cảm nhiễm là chuột lang, tiêm vào màng bụng 0,1 - 0,5 ml canh khuẩn, khoảng 50% chuột chết sau vài giờ. Những con chuột sống dần dần hình thành những ổ mủ.

3. Chẩn đoán vi khuẩn học


3.1. Bệnh phẩm

Bệnh phẩm để chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh có thể là mủ, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch não tuỷ, nước tiểu, máu… tuỳ theo từng thể bệnh.

3.2. Nhuộm soi trực tiếp

Nhuộm Gram thường ít có ý nghĩa cho chẩn đoán. Tuy nhiên, trên tiêu bản có thể thấy: trực khuẩn nhỏ, mảnh, Gram âm. Tuy nhiên, đây chỉ có ý nghĩa định hướng cho các bước phân lập tiếp theo với trực khuẩn mủ xanh.

3.3. Nuôi cấy phân lập

Tuỳ theo từng loại bệnh phẩm sẽ nuôi cấy vào các môi trường khác nhau. Cụ thể:
- Bệnh phẩm là máu: thực hiện quy trình cấy máu. Đó là nuôi cấy vào môi trường canh thanh não tim (Brain heart infusion). Sau đó theo dõi hàng ngày, nếu bình cấy máu dương tính thì cấy nhuộm sơ bộ và chuyển ra môi trường thạch máu để xác định/

- Dịch não tuỷ: Nuôi cấy đông thời vào môi trường thạch máu và chocolate. Sau 18-24 giờ nuôi cấy ở 37oC/ 5-10% CO2, có khuẩn lạc mọc thì chọn khuẩn lạc nghi ngờ để xác định.

- Bệnh phẩm là mủ, dịch ngoáy họng: Nuôi cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch máu, để tủ ấm 370C/ 5-10% CO2 theo dõi sự hình thành khuẩn lạc và tính chất tan máu.
Sau 18-24 giờ, chọn khuẩn lạc nghi ngờ để xác định.

3.4. Xác định


- Nhuộm Gram: Trên tiêu bản có nhiều trực khuẩn Gram âm, kích thước khoảng 0,5-1μm x 1-5μm
- Xác định tính chất sinh vật hóa học:
+ Đầu tiên là xác định men oxydase để phân biệt với các trực khuẩn
đường ruột.
+ Nuôi cấy xác định các tính chất để xác định trực khuẩn mủ xanh: môi trường KIA (Kligler Iron Agar), Citrate simmons và thạch thường.

Tiêu chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh:

1. Trực khuẩn Gram âm
2. Oxydase dương tính
3. Sử dụng đường theo con đường oxy hóa
4. Citrate simmons (+)
5. Sinh sắc tố màu xanh

3.4. Xác định tính kháng nguyên

Sau khi xác định vi khuẩn phân lập là trực khuẩn mủ xanh, làm phản ứng ngưng kết trên lam kính với kháng huyết thanh mẫu. Có 13 nhóm kháng nguyên O từ O1 đến O13.

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh


Phòng bằng các biện pháp tích cực để ngăn ngừa nhiễm trực khuẩn mủ xanh như giữ gìn vệ sinh, thực hiện các quy trình tiệt trùng, vô khuẩn trong các thao tác kỹ thuật tránh lây chéo trong bệnh viện. Đối với cá nhân cần vệ sinh sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng, tránh lạm dụng kháng sinh và thuốc gây suy giảm miễn dịch. Nếu có dịch xẩy ra trong bệnh viện phải khẩn trương điều tra và sử lý dịch.

4.2. Điều trị

Trực khuẩn mủ xanh đã kháng lại rất nhiều kháng sinh thông dụng như: penicillin, ampicillin, cloramphenicol, tetracyclin. Hiện nay các loại kháng sinh còn tác dụng là amikacin, carbenicilin, cytazidim, gentamycin.

Tác giả: TS.BS. Trần Quang Cảnh - Khoa Xét nghiệm - HMTU



RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - duongthihuong - 07-20-2013

Khuẩn lạc của mủ xanh trên ss.maconkey thê nào a.


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - longphi_nguyen - 10-17-2014

Chào các ban ! Mình là một người đang bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh, cũng đã điều trị vs 2 loại kháng sinh, nhưng đến giờ vẫn chưa hết. m rất lo lắng về TKMX, m có nghe bs nói đợt 2 m điều trị đã dùng kháng sinh lên tới 1.000.000 đơn vị (m không trong nghề, nên m cũng không hiểu hết được) nhưng vẫn không hết, hiện tại thì rất lo. khuẩn này có phương pháp nào để điều trị triệt để không? liệu có liên quan tới tính mạng không? mong diễn đàn và các thành viên khác giúp đỡ. Cám ơn...!


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - tuyenlab - 10-17-2014

(10-17-2014, 09:12 AM)longphi_nguyen Đã viết: Chào các ban ! Mình là một người đang bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh, cũng đã điều trị vs 2 loại kháng sinh, nhưng đến giờ vẫn chưa hết. m rất lo lắng về TKMX, m có nghe bs nói đợt 2 m điều trị đã dùng kháng sinh lên tới 1.000.000 đơn vị (m không trong nghề, nên m cũng không hiểu hết được) nhưng vẫn không hết, hiện tại thì rất lo. khuẩn này có phương pháp nào để điều trị triệt để không? liệu có liên quan tới tính mạng không? mong diễn đàn và các thành viên khác giúp đỡ. Cám ơn...!

Bạn nên đến bệnh viện để làm kháng sinh đồ. Bác sĩ sẽ điều trị dựa trên kết quả kháng sinh đồ thì sẽ có hiệu quả tốt nhất.


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - win1985 - 11-20-2014

anh em vào thảo luận xem.
Các vi khuẩn khác như E.coli, enterobacteria.. sử đường theo hình thức lên men tạo thành môi trường axit do đó chỉ thị đỏ Phenol có trong môi trường đường sẽ chuyển thành màu vàng( do tạo thành mt acid)--> lên men đường dương tính

còn đối với Trực khuẩn mủ xanh thì khi nuôi cấy khảo sát lên men đường Glucose chẳng hạn. Thì nó ko sử dụng đường bằng hình thức lên men mà nó sử dụng đường bằng hình thức oxy hóa..Thế thì màu sắc của ống đường biến đổi như thế nào??có phải là ống đường nó sẽ màu hồng cánh sen từ phía trên xuống không??vì phía trên khiôxxi hóa sẽ tạo thành mt bazo--chỉ thị chuyển dần từ màu dỏ sang màu hòng cánh sen?????
có ai có hình ảnh thực tế sự sử dụng đường của trực khuẩn mủ xanh ko ạ.

Tiêu chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh:
1. Trực khuẩn Gram âm
2. Oxydase dương tính
3. Sử dụng đường theo con đường oxy hóa
4. Citrate simmons (+)
5. Sinh sắc tố màu xanh


tiêu chuẩn thứ 3: sử dụng đường glucose theo hình thức oxy hóa thì bản chất ống đường nó thay đổi như thế nào thầy???


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - huyensuong - 05-16-2015

Mình ko thể xem các file ảnh đc. Có thể cho mình xin mấy cái file ảnh đc ko? Cám ơn nhiều ạ ?


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - tuyenlab - 12-09-2016

(12-07-2016, 08:17 PM)thuha250496@gmail.com Đã viết: add cho e hỏi với ạ.
trực khuẩn mủ xanh sao không được xếp vào họ trực khuẩn đường ruột vậy ạ

Vốn dĩ nó không sống ở đường tiêu hóa nên không xếp vào họ đường ruội


RE: [LT] Trực khuẩn mủ xanh - nguyễnn - 02-19-2017

xao hình ảnh bên diễn đàn này không có hình nào xem được vậy nhỉ? toàn bị lỗi. không biét làm thế bào mới xem được giờ ạ ?????