Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY DỤNG CỤ TỬ CUNG TRONG Ổ BỤNG - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Sản khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-212.html)
+--- Chủ đề: PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY DỤNG CỤ TỬ CUNG TRONG Ổ BỤNG (/thread-7460.html)



PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY DỤNG CỤ TỬ CUNG TRONG Ổ BỤNG - kythuatyhoc.com - 05-13-2021

PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY DỤNG CỤ TỬ CUNG TRONG Ổ BỤNG 
I. ĐẠI CƯƠNG
Dụng cụ tử cung là một phương pháp tránh thai khá phổ biến ở nước ta. Có thể gặp tai biến dụng cụ tử cung chui qua cơ tử cung vào ổ bụng.
II. CHẨN ĐOÁN
1.  Lâm sàng
- Đau lưng, đau bụng
- Khám bằng mỏ vịt: không thấy dây DCTC ở CTC
- Thăm dò BTC bằng móc vòng không thấy DCTC.
2.  Cận lâm sàng
- Siêu âm: không thấy DCTC trong BTC
- Chụp BTC có cản quang (chụp thẳng và chụp nghiêng): không thấy DCTC
trong BTC mà thấy nằm ngoài TC
III. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh được chẩn đoán DCTC nằm trong ổ bụng
- Không có chống chỉ định của phẫu thuật nội soi
- Trước đây khi chưa có nội soi phải lấy DCTC qua mở bụng nhưng gặp nhiều
khó khăn do phẫu trường hẹp, xác định vị trí DCTC khó khăn, do DCTC bị mạc nối lớn bao bọc và di chuyển không nằm trong tiểu khung.
- Từ khi có nội soi dễ dàng bao quát được toàn bộ ổ bụng, xác định vị trí
DCTC dễ dàng hơn và ít gây sang chấn
IV. CHUẨN BỊ
1.  Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Phụ sản có kinh nghiệm, được đào tạo và có kỹ năng về
phẫu thuật nội soi
2.  Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi
3.  Khách hàng
- Khám toàn thân và khám chuyên khoa
- Tư vấn cho người bệnh về lý do phẫu thuật, các nguy cơ của phẫu thuật.
- Người bệnh ký cam đoan phẫu thuật
- Thụt tháo
- Vệ sinh vùng bụng và âm hộ, thông đái, sát khuẩn thành bụng vùng mổ
4.  Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ phẫu thuật theo quy định, có duyệt mổ của lãnh đạo khoa, bệnh viện và phân công phẫu thuật viên.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 Thì 1: Bơm CO2
- Bơm khí CO2 vào ổ phúc mạc vì nhiều mục đích khác nhau:
+ Làm căng bụng, tạo an toàn khi chọc các trocart
+ Tạo phẫu trường quan sát dễ dàng vì áp lực dương của khí CO2  làm cho các tạng tách xa nhau ra.
+ Giúp cho các động tác bóc tách mô dễ dàng hơn
+ Giúp cho việc cầm máu thuận lợi nhờ áp lực dương tính trong ổ bụng
-  Điểm chọc kim bơm CO2  thường ở ngay mép dưới rốn cũng là nơi chọc trocart đèn soi (đây là điểm chọc phổ biến nhất). Trong ca có sẹo mổ cũ đường trắng giữa dưới rốn thì có thể chọc kim ở vị trí hạ sườn trái hoặc nội soi mở.
- Bơm CO2 đến áp lực mong muốn (khoảng 15mmHg)
- Có thể chọc trocart đèn soi trực tiếp ở ngay mép rốn sau đó bơm CO2
 Thì 2: Chọc Trocart
Chọc trocart đèn soi (trocart 10 hoặc 5) ở ngay dưới rốn và trocart phẫu thuật
ở trên vệ.
 Thì 3: Đánh giá ổ bụng và tiểu khung
Quan sát toàn bộ ổ bụng tìm vị trí DCTC đặc biệt chú ý khi DCTC nằm gần các vị trí nguy hiểm như mạch máu lớn. Có những trường hợp  DCTC bị mạc nối lớn cuốn vào nên rất khó tìm hoặc có cả trường hợp DCTC nằm ở trên gan vì vậy phải rất kiên nhẫn trong khi tìm kiếm. Gỡ dính và bộc lộ DCTC
 Thì 4. Lấy DCTC ra ngoài
Khi thấy DCTC trong ổ bụng thì dùng kẹp nhẹ nhàng lấy DCTC ra ngoài, chú ý không làm tổn thương các tạng lân cận
 Thì 5. Tháo hết CO2 và khâu lại lỗ chọc trocart
VI. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
- Tổn thương đường tiêu hoá
- Tổn thương hệ tiết niệu
- Tổn thương mạch máu
- Bỏng do điện
- Chảy máu trong mổ


Nguồn tài liệu
Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.