Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
KỸ THUẬT THAY MÁU SƠ SINH - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Sản khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-212.html)
+--- Chủ đề: KỸ THUẬT THAY MÁU SƠ SINH (/thread-7434.html)



KỸ THUẬT THAY MÁU SƠ SINH - kythuatyhoc.com - 05-13-2021

THAY MÁU SƠ SINH

I. ĐẠI CƯƠNG
Thay máu là kỹ thuật được sử dụng để duy trì nồng độ bilirubin dưới mức gây độc thần kinh. Thay máu cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc đa hồng cầu. Đây là phương pháp điều trị có kết quả nhanh chóng và hữu hiệu. Phương pháp này được thực hiện, áp dụng ở các tuyến bệnh viện có khoa Sơ sinh chuyên sâu
II. CHỈ ĐỊNH
1.  Thay máu toàn phần
- Vàng da tăng bilirubin gián tiếp
- Lâm sàng: có dấu hiệu đe doạ vàng da nhân (vàng da đậm ở lòng bàn tay, chân; bú kém, bỏ bú, tăng trương lực cơ)
- Mức Bilirubin gián tiếp: ở giới hạn có chỉ định thay máu
[Image: YALx9jG.png]
- Nhiễm trùng nặng
2.  Thay máu một phần: đa hồng cầu (Hct >65%) có triệu chứng lâm sàng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trẻ đang trong tình trạng choáng
- Đang suy hô hấp nặng
- Thay máu tiến hành khi tình trạng choáng và suy hô hấp ổn định
IV. CHUẨN BỊ
1.  Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Sơ sinh
2.  Phương tiện
- Dụng cụ đặt catheter tĩnh mạch rốn (xem bài kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch rốn)
- Dụng cụ thay máu:
+  Khoá 3 chạc: 2 cái hoặc khoá 4 chạc: 1 cái
+  Bơm tiêm 10-20 ml để bơm rút máu
+  Một bộ dây truyền để dẫn máu rút từ trẻ vào lọ chứa, một bộ dây truyền máu
để dẫn máu từ túi máu để thay
- Máu dùng để thay:
+  Bất đồng Rh: dùng máu Rh(-) như mẹ là tốt nhất
+  Bất đồng ABO: có 3 lựa chọn sau:
 Dùng hồng cầu rửa ABO giống mẹ và huyết tương cùng nhóm với con hoặc
nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) pha theo tỷ lệ ½ (1 hồng cầu, 2 huyết tương)
 Hoặc dùng máu tươi nhóm O có nồng độ kháng thể kháng A và B thấp
 Hoặc chọn máu theo bảng:
[Image: 0U7BBlV.png]
Số lượng máu thay: 160-180ml/kg
- Gluconat Cancium 10%
3.  Người bệnh
-  Trẻ nằm trong lồng ấp cố định tay, chân
-  Dùng đường tĩnh mạch rốn hoặc dùng tĩnh mạch bẹn (nếu tĩnh mạch rốn đã
tắc).
-  Đặt thông dạ dày
-  Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn ổn định trong suốt quá trình thay máu
-  Nếu trẻ kích thích có thể dùng thuốc an thần
4.  Hồ sơ bệnh án
- Có chỉ định thay máu của bác sĩ
- Ghi chép đầy đủ tình trạng trẻ trong quá trình thay máu: chú ý hô hấp, nhịp tim, SpO2, lượng máu vào-ra
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.  Đặt catheter tĩnh mạch rốn: (xem bài kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch rốn)
2.  Chuẩn bị hệ thống kín
- Tạo hệ thống 4 chạc:
+  Nối 2 cái khoá 3 chạc tạo thành hệ thống 4 chạc (nếu không có sẵn khoá 4 chạc)
+  Nối hệ thống 4 chạc với: lọ chứa máu rút từ người bệnh, túi máu để đưa vào người bệnh, bơm tiêm
- Chú ý: máu đưa vào người bệnh đã được làm ấm và đảm bảo không có bọt khí trong hệ thống 4 chạc trước khi nối vào catheter tĩnh mạch rốn
- Tạo hệ thống thay máu kín
+  Nối hệ thống 4 chạc đã chuẩn bị trước với catheter tĩnh mạch rốn
3.  Tiến hành thay máu
                                   Số lượng máu rút:
                                    <1500g : 5ml/lần
                                   1500-2500g : 10ml/lần
                                    2500-3500g : 15ml/lần
                                       >3500g : 20ml/lần
- Chu k bơm rút máu gồm 4 thì: luôn điều chỉnh đóng mở khoá 4 chạc theo
các hướng phù hợp
  Thì 1: rút 5-10ml máu người bệnh để làm xét nghiệm trước khi thay máu
(khoá đường lưu thông giữa bơm tiêm với túi máu để thay và với lọ chứa máu rút từ người bệnh, mở thông giữa bơm tiêm với người bệnh)
  Thì 2: bơm máu từ bơm tiêm vào lọ chứa máu (khoá đường thông giữa bơm tiêm với người bệnh và túi máu để thay, mở đường thông giữa bơm tiêm và lọ chứa máu rút từ người bệnh)
 Thì 3: rút máu từ túi máu để thay vào bơm tiêm ( khoá các đường thông với
người bệnh và với lọ chứa máu rút từ người bệnh, mở đường thông giữa bơm tiêm và túi máu để thay)
  Thì 4: bơm máu từ bơm tiêm vào người bệnh (khoá các đường thông với túi
máu để thay và lọ chứa máu rút từ người bệnh, mở thông giữa bơm tiêm và người bệnh)
- Chú ý:
- Thời gian một chu kỳ rút-bơm máu khoảng 1 phút, tốc độ rút-bơm máu
không nên quá 2-3ml/kg/phút
- Lượng máu bơm vào tương đương lượng máu rút ra khỏi người bệnh
- Thỉnh thoảng trộn đều bịch máu
- Cứ 100ml máu thay, cho vào người bệnh 1ml gluconat cancium 10%
-  Trước khi kết thúc thay máu, lấy máu làm xét nghiệm bilirubin, Hct, Hb, điện giải đồ
- Kết thúc thay bằng việc bơm máu vào cho người bệnh
VI. THEO DÕI
- Thânnhiệt, nhịp thở, nhịp tim
- Nước tiểu, màu da, thần kinh
- Tạm ngừng ăn 1-2 bữa sau thay máu
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải
- Kiểm tra huyết tán: Hct, Hb, hồng cầu lưới, G6PD
- Phối hợp chiếu đèn
- Kiểm tra sau ra viện để phát hiện di chứng
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Choáng, rối loạn nhịp tim: giảm tốc độ bơm-rút máu
- Hạ thân nhiệt: đảm bảo giữ ấm trong suốt quá trình thay máu
- Tắc mạch do khí: đảm bảo hệ thống 4 chạc kín không có bọt khí, điều chỉnh khoá chính xác khi bơm-rút máu
- Nhiễm trùng huyết: đảm bảo vô trùng tuyệt đối, dùng kháng sinh toàn thân
sau thay máu
- Huyết tán do máu thay bất đồng: có thể làm xét nghiệm Test Coombs trực tiếp để  chọn máu thay phù hợp

Nguồn tài liệu
Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.