Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU ĐÈN - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Sản khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-212.html)
+--- Chủ đề: KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU ĐÈN (/thread-7433.html)



KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU ĐÈN - kythuatyhoc.com - 05-13-2021

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU ĐÈN

I. ĐẠI CƯƠNG
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh rất hữu hiệu, an toàn. Phương pháp này dễ thực hiện, áp dụng được ở tất cả các tuyến bệnh viện (nơi có trẻ sơ sinh- khoa Sản hoặc khoa Nhi)
II. CHỈ ĐỊNH
- Lâm sàng: vàng da sớm 48 giờ sau sinh hoặc vàng da lan rộng đến tay và
chân
- Mức Bilirubin máu:

Cân nặng (g)                            Bilirubin gián tiếp mg/l (µmol/l)

<1000                                              ≥50 (85)

1000-1499                                        ≥ 70 (120)

1500-2500                                        ≥100 (170)

>2500                                              ≥175 (295)

* Chiếu đèn dự phòng:
- Tất cả trẻ <1500g trong 2 ngày đầu sau sinh
- Trẻ có nguy cơ: ngạt, suy hô hấp, đa hồng cầu, xuất huyết bầm tím, bướu huyết (chảy máu dưới màng xương)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh porphyrin niệu bẩm sinh
- Vàng da tăng Bilirubin trực tiếp
IV. CHUẨN BỊ
1.  Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng của khoa (hoặc đơn nguyên) sơ sinh
2.  Phương tiện
- Chiếu đèn 1 mặt: dàn đèn ánh sáng xanh hoặc trắng với bước sóng 400-
500nm
- Chiếu đèn 2 mặt:
Hệ thống 2 dàn đèn ánh sáng xanh hoặc trắng ở phía trên và dưới trẻ
Hoặc dàn đèn ánh sáng trắng (xanh) và biliblanket
- Băng che mắt
3.  Người bệnh
- Trẻ cởi trần tối đa, nằm trong lồng ấp hoặc nôi, che mắt. Nếu  là trẻ trai thì
che bộ phận sinh dục
- Chiếu đèn được tiến hành ngay cả với những trẻ rất yếu (thở máy, oxy, CPAP, bất động) nếu có chỉ định
4.  Hồ sơ bệnh án
- Có chỉ định của bác sĩ
- Ghi chép đầy đủ tình trạng trẻ trong quá trình chiếu đèn: chú ý thân nhiệt,
lượng sữa hoặc dịch truyền, phân, nước tiểu, cân nặng hằng ngày
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Trẻ được chuẩn bị nằm ở vùng trung tâm của ánh sáng đèn
- Khoảng cách từ đèn đến trẻ khoảng 35-40cm
- Thay đổi tư thế của trẻ để đảm bảo tất cả các vùng da đều được chiếu đèn
- Tăng nhu cầu dịch mỗi ngày 10-20% bằng đường ăn hoặc truyền dịch
- Nếu trẻ bị hạ thân nhiệt: nằm lồng ấp hoặc sưởi ấm và tiếp tục chiếu đèn, nếu
tăng thân nhiệt: tạm ngừng chiếu trong ½-1 giờ
- Ngừng chiếu đèn khi lượng bilirubin xuống thấp hơn mức chỉ định chiếu
2mg%
VI. THEO DÕI
- Thân nhiệt
- Lượng sữa và dịch vào, ra(cân nặng)
- Đánh giá mức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 4-6 giờ
- Bilirubin máu khi quyết định cần phối hợp với phương pháp điều trị khác hoặc ngừng chiếu đèn
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Mất nước qua da: tăng lượng dịch vào cơ thể bằng đường ăn hoặc truyền 10-
20% nhu cầu
- Rối loạn tiêu hoá do tăng lượng muối mật và bilirubin gián tiếp đường tiêu hoá: không nguy hiểm và sẽ hết khi ngừng điều trị
- Tổn thương võng mạc: bảo vệ mắt bằng băng che mắt
- Hồng ban do tăng lượng máu tới da: tạm ngừng chiếu


Nguồn tài liệu
Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.