Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Quy trình nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Nhi khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-213.html)
+--- Chủ đề: Quy trình nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên (/thread-7342.html)



Quy trình nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên - kythuatyhoc.com - 05-06-2021

NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH
BẰNG ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH  NGOẠI BIÊN
I. ĐỊNH NGHĨA
Nuôi dưỡng người bệnh hoàn toàn qua đường tĩnh mạch ngoại vi là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể. Các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, carbohydrate, lipid, nước, muối khoáng và các chất vi lượng.
II. CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh không thể nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày:
– Mới phẫu thuật ở đường tiêu hoá trên.
– Tự tử: uống acid hoặc kiềm mạnh.
– Tâm thần phân liệt thể không chịu ăn, chán ăn.
– Viêm tuỵ cấp.
– Sơ sinh thiếu tháng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Các trường hợp dị ứng với các thành phần nuôi dưỡng.
– Khi người bệnh còn Tình trạng nặng như sốc, rối loạn nội môi nặng, cần điều trị ổn định trước.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Bác sĩ  chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
– Người phụ: y tá (điều dưỡng).
– Mặc áo, mũ, khẩu trang vô khuẩn.
– Người bệnh: được giải thích kĩ , ký giấy đồng ý thực hiện kỹ thuật (hoặc gia đình ký).
2. Phương tiện
– Các dụng cụ để luồn ống thông qua tĩnh mạch như kim luồn các kích cỡ.
– Các bộ dây truyền dịch và các lọ dung dịch.
– Bơm truyền đếm giọt, bơm điện tử càng tốt.
– Nơi thực hiện: tại giường khoa hồi sức cấp cứu, trong buồng vô khuẩn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ theo quy định của Bộ Y tế.
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
– Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
– Đánh giá người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, tình trạng dinh dưỡng hiện tại, bệnh lý hiện tại và bệnh lý nền.
– Xét nghiệm: công thức máu, điện giải đồ, đường huyết.
– Tính nhu cầu năng lượng cần thiết
– Tính nhu cầu dịch cần thiết
– Tính thành phần proein, lipid
– Tính thể tích điện giải
– Tính thể tích glucose
– Tính nồng độ thẩm thấu hỗn dịch glucose – acid amine – điện giải dựa vào công thức sau: (áp suất thẩm thấu của dịch nuôi dưỡng ≤ 900 mosm/l) – mOsm/L = [amino acid (g/L) x10 ] + [dextrose(g) x 5 ] + ([mEq Na + mEq K] x 2)/L + (mEq Ca x 1,4 )/L
– Tính năng lượng thực tế cung cấp
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi
1.1. Hàng ngày
– Tình trạng lâm sàng: cân nặng, huyết áp, mạch, nhịp thở, nước tiểu hàng ngày.
– Số lượng dịch vào ra.
1.2. Hàng tuần
– Máu: điện giải, urê, đường, creatinin, phosphatase kiềm, GOT, GPT, bilirubin, huyết đồ.
– Nước tiểu: nitơ, urê niệu /24 giờ.
– Bilan nitơ urê niệu (+) t   0 – 4 g/ngày là đảm bảo cân bằng giữa dị hoá và đồng hoá.
2. Biến chứng và xử trí
– Viêm tắc tĩnh mạch: phải thay đường tĩnh mạch khác.
– Nhiễm khuẩn: Rút đường truyền tĩnh mạch cũ, lấy lại đường truyền mới ở vị trí khác.
– Chuyển hoá: Tăng đường máu; dùng thêm insulin.
– GOT, GPT tăng: giảm bớt dung dịch lipid.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Washington Manual of Medical Therapeutics, Lippincott Williams &Wilkins, 2010, p. 58-63.
2. Thomas R Ziegler, N Engl J Med 2009; 361: 1088-1097