Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Quy trình theo dõi ETCO2 liên tục tại giường - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Nhi khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-213.html)
+--- Chủ đề: Quy trình theo dõi ETCO2 liên tục tại giường (/thread-7341.html)



Quy trình theo dõi ETCO2 liên tục tại giường - kythuatyhoc.com - 05-06-2021

QUY TRÌNH THEO DÕI ETCOLIÊN TỤC TẠI GIƯỜNG
I. ĐẠI CƯƠNG
ETCO2 (end tidal CO2) là thiết bị đo áp lực riêng phần khí CO2  cuối thì thở ra (PetCO2) được hiển thị dưới dạng sóng (capnography). Thông thường PetCO2 nhỏ hơn PaCO2 (áp lực riêng phần CO2 trong máu động mạch) từ 1- 5 mmHg.
II. DỤNG CỤ ĐO ETCO2
– Có 2 loại máy đo là mainstream, side stream Mainstream là phương pháp đo dòng chính, có cảm biến (sensor) nằm giữa ống nội khí quản và đường thở.
– Sidesteam là phương pháp đo dòng bên có cảm biến nằm trong máy monitor có riêng một dây dẫn lấy khí mẫu. Thường áp dụng trên người bệnh tự thở.
III. CHỈ ĐỊNH
Những người bệnh cần theo dõi CO2  liên tục: Người bệnh thở máy, bệnh lý hô hấp, người bệnh bệnh lý thần kinh có tăng áp lực nội sọ, người bệnh gây mê, cấp cứu ngừng tuần hoàn…
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
V. CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện quy trình kỹ thuật
Gồm một bác sĩ  và một điều dưỡng
2. Phương tiện
– Máy đo PetCO2 của gồm dây cáp và sensor cho t  ng người bệnh kết nối với monitor theo dõi.
– Đo bằng phương pháp mainstream là buồng đo đặt trực tiếp vào đường thở.
– Áp dụng cho người bệnh đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. Đo bằng phương pháp sidestream trênặngười bệnh tự thở.
– Kết quả đo PetCO2 được định lượng cụ thể theo đơn vị mmHg
– Tùy theo lứa tuổi sensor có kích thước khác nhau
+ 3 -10 kg thể tích khoảng chết là 2ml
+ 10kg thể tích khoảng chết là 5ml
3. Người bệnh
– Giải thích về lợi ích và nguy cơ của thủ thuật với người bệnh (nếu người bệnh tỉnh, tự thở), với người nhà người bệnh.
– Làm thông thoáng đường thở: hút sạch đờm dãi tại mũi, miệng, nội khí quản
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép hồ sơ lý do và chỉ định theo dõi ETCO2
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
– Lắp sensor đo PetCO2 với dây cáp và kết nối với monitor, kiểm tra đèn trên dây cáp sáng, chờ 5 phút để làm ấm bộ phận cảm nhận.
– Sensor đảm bảo vô khuẩn hoặc đã được tiệt trùng, luôn được giữ sạch trong quá trình sử dụng.
– Kết nối với đầu ống nội khí quản và đầu dây máy thở.
– Kiểm tra độ chính xác của máy (test máy) ở mức 0 theo hướng dẫn của hãng.
– Khi đồ thị ghi sóng của PetCO2 trên màn hình đã hiện rõ và ổn định.
– Ghi nhận chỉ số PetCO2 trên màn hình theo thời gian nghiên cứu.
– Sóng ổn định khi hiện đầy đủ các phase của sóng, hiển thị kết quả PetCO2 trên màn hình.
– Sóng không ổn định là một đường thẳng hoặc hình dạng sóng bất thường, cần kiểm tra lại ống nội khí quản, sensor.
– Cài đặt các chỉ số báo động giới hạn thấp, giới hạn cao, ngừng thở.
VII. THEO DÕI
– Theo dõi giá trị ETCO2  và sóng canography hiện trên monitor. Theo dõi các dạng sóng bất thường để phát hiện lỗi thiết bị như tuột nội khí quản, tắc đờm dãi.
– Theo dõi khí máu động mạch để đánh giá mối tương quan.
VIII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Người bệnh nằm lâu nên thay cảm biến tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thọ N.N. (2010). Cẩm nang về thán đồ và ứng dụng để chẩn đoán phân biệt,
2. Carlon G.C., Ray C., Jr., Miodownik S., et al. (2011). Capnography in mechanically ventilated patients. Crit Care Med, 16(5), 550-556.
3. Hess D. (2011). A Guide to Understanding Capnography, Ohmeda USA