Quy trình liệu pháp hạ thân nhiệt trong điều trị bệnh não thiếu Oxy – thiếu máu - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html) +--- Diễn đàn: Nhi khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-213.html) +--- Chủ đề: Quy trình liệu pháp hạ thân nhiệt trong điều trị bệnh não thiếu Oxy – thiếu máu (/thread-7339.html) |
Quy trình liệu pháp hạ thân nhiệt trong điều trị bệnh não thiếu Oxy – thiếu máu - kythuatyhoc.com - 05-06-2021 LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NÃO THIẾU OXY – THIẾU MÁU CỤC BỘ (HIE)
I. ĐẠI CƯƠNG– HIE hay ngạt chu sinh là một tổn thương của thai và trẻ sơ sinh do thiếu oxy và thiếu tưới máu đến các cơ quan đi kèm với nhiễm axit lactic mô.
– Liệu pháp hạ thân nhiệt là biện pháp bảo vệ não cho trẻ sơ sinh ngạt. Mặc dù thiếu những so sánh cần thiết, làm lạnh vùng đầu và làm lạnh toàn thân cho thấy hiệu quả và độ an toàn như nhau. Làm lạnh toàn thân tạo thuận lợi cho việc theo dõi điện não đồ hơn.
II. CHỈ ĐỊNH– Tuổi thai ≥ 36 tuần và < 6 giờ tuổi, đáp ứng các tiêu chuẩn nhóm A và nhóm B
– Tiêu chuẩn nhóm A: pH ≤ 7 hoặc kiềm dư ≥16 mmol/l trong máu cuống rốn hoặc bất kỳ mẫu máu lấy trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ.
– Hoặc Apgar 10 phút: ≤ 5điểm
– Hoặc cần tiếp tục hồi sức bắt đầu sau đẻ và kéo dài đến đến 10 phút (Hô hấp hỗ trợ, ấn ngực, hoặc cần dùng thuốc).
– Tiêu chuẩn nhóm B: Có tổn thương thần kinh mức độ vừa đến nặng qua khám lâm sàng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– > 6h tuổi
– Đẻ non <36 tuần
– Bệnh chuyển hóa bẩm sinh
– Nhiễm trùng nặng
– Đa dị tật
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật Kíp điều trị yêu cầu ít nhất 01 bác sĩ và 02 điều dưỡng
2. Phương tiện– Dụng cụ để hạ thân nhiệt: 01 đệm chất liệu chuyển dạng (PCM)
– Dụng cụ để theo dõi nhiệt độ: 01 máy theo dõi có sensor nhiệt độ trực tràng
– Dụng cụ để theo dõi điện não trong quá trình hạ thân nhiệt: 01 máy Cerebral Function Monitoring (CFM) + 01 bộ kim kháng trở (loại 05 điện cực hoặc 03 điện cực tùy theo máy) + bông cồn sát khuẩn
– Thuốc sử dụng trong quá trình hạ thân nhiệt: Morphin duy trì liều 10-20 mcg/kg/giờ; Phenobarbital khi có co giật (Liều tải 20 mg/kg, liều duy trì 5 mg/kg/ngày)
– Máy theo dõi SpO2, nhịp tim, huyết áp xâm nhập
– Phiếu theo dõi nhiệt độ liên tục trong 72 giờ
3. Người bệnhGia đình người bệnh phải được giải thích đầy đủ về lợi ích của liệu pháp hạ thân nhiệt trong bệnh não do thiếu oxy – thiếu máu cục bộ, các nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị, chi phí trong quá trình điều trị. Người nhà người bệnh được yêu cầu ký hồ sơ bệnh án trước khi thực hiện điều trị.
4. Hồ sơ bệnh ánTheo quy định của Bộ Y Tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh Người bệnh được theo dõi liên tục các thông số: nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy trên máy monitoring. Người bệnh được đặt ống nội khí quản thở máy.
3. Thực hiện kỹ thuật– Sau khi tiếp nhận người bệnh và đánh giá đủ các tiêu chí để điều trị hạ thân nhiệt, vận hành máy hạ thân nhiệt, hạ nhiệt độ nhanh để đạt được nhiệt độ đích và duy trì trong vòng 72h. sau đó tiến hành làm ấm trở lại trong vòng 4-6h
– Đo nhiệt độ trực tràng qua sensor nhiệt độ kết nối với máy monitoring và theo dõi nhiệt độ liên tục, duy trì nhiệt độ trung tâm 33-34 độ
– Đặt CFM để theo dõi điện não tại giường liên tục về co giật và tiến triển của bệnh
– Nhập các thông tin về người bệnh, ngày giờ sinh vào CFM và bắt đầu tiến hành theo dõi aEEG liên tục
– Duy trì Morphin liều thấp 10-20 mcg/kg/phút
– Nếu người bệnh xuất hiện co giật trên lâm sàng và/hoặc aEEG, cắt cơn giật bằng Phenobarbital.
– Đặt đường truyền ngoại vi/trung tâm để truyền dịch, thuốc và catherter động mạch ngoại vi/trung tâm để theo dõi huyết áp liên tục.
VI. THEO DÕI– Lâm sàng: nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy, nước tiểu, cân bằng dịch
– Cận lâm sàng: các xét nghiệm cơ bản, chức năng gan- thận, điện não aEEG
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Liệu pháp hạ thân nhiệt an toàn thường không có tai biến trong quá trình điều trị. Chủ yếu điều trị bệnh lý nền, ổn định hô hấp tuần hoàn, xử trí co giật.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Quyết định 2831/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa”, Bộ Y tế, 2019. |