Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Quy trình kiểm soát tử cung - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html)
+--- Diễn đàn: Sản khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-212.html)
+--- Chủ đề: Quy trình kiểm soát tử cung (/thread-7335.html)



Quy trình kiểm soát tử cung - kythuatyhoc.com - 05-06-2021

KIỂM SOÁT TỬ CUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Kiểm soát tử cung là thủ thật tiến hành sau khi rau đã sổ hoặc ngay khi bóc rau nhân tạo để kiểm tra xem có sót rau hoặc sót màng hay không và kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung.
II. CHỈ ĐỊNH
– Chảy máu khi sổ rau.
– Kiểm tra rau còn thiếu rau sau khi sổ, thấy nghi ngờ còn sót một phần của múi rau. Sót 1/3 hay 1/4 màng rau.
– Rau sổ kiểu múi (Duncan) mặt múi ra trước, hay gây sót rau, nên có chỉ định kiểm soát tử cung.
– Kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung xem có vỡ tử cung không sau các thủ thuật khó khăn (foóc xép, nội xoay, cắt thai…) hoặc trên tử cung có sẹo phẫu thuật lấy thai cũ.
III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH
–    Sản phụ đang choáng phải hồi sức sau đó mới kiểm soát tử cung.
1. Chuẩn bị
–    Y sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản.
– Thủ thuật viên rửa tay, đội mũ, mặc áo đi găng tay vô khuẩn như trong phẫu thuật.
2. Phương tiện
Thuốc hồi sức, trợ tim đề phòng choáng, thuốc co bóp tử cung: Oxytocin, Ergometrine.
3. Sản phụ
–    Giải thích cho sản phụ hiểu và nằm thoải mái, không co cứng thành bụng.
–    Giảm đau cho sản phụ bằng Dolosal hoặc Fentanyl.
–    Sát trùng
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nguyên tắc
Thủ thuật được tiến hành ngay sau khi có chỉ định
2. Các bước
Nếu kiểm soát tử cung sau khi bóc rau nhân tạo: sau khi bóc rau, không rút bàn tay phải ra khỏi tử cung âm đạo, mà dùng luôn bàn tay đó để kiểm soát tử cung.
Bước 1. Tay trái đặt lên thành bụng nắm đáy tử cung để cố định tử cung
Bước 2. Tay phải cho vào âm đạo, qua cổ tử cung, vào buồng tử cung tới tận đáy tử cung,
Bước 3. Kiểm tra lần lượt đáy tử cung, mặt trước, mặt sau, hai bờ và hai sừng tử cung bằng các đầu ngón tay. Bình thường buồng tử cung phải nhẵn, không sần sùi. Nếu thấy các mảnh rau và các màng rau thì vét nhẹ nhàng, đồng thời kiểm tra xem tử cung có bị rạn nứt không.
Bước 4. Kiểm tra xong mới rút tay ra, tránh đưa tay vào nhiều lần dễ nhiễm khuẩn và choáng.
Bước 5. Sau khi kiểm soát nếu tử cung co hồi chưa tốt thì dùng tay trong buồng tử cung nâng đáy tử cung lên sát thành bụng để người phụ tiêm 5 đơn vị Oxytocin vào cơ tử cung qua thành bụng, sau đó mới rút bàn tay ra.
Bước 6. Sau khi bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung phải tiêm hoặc cho uống kháng sinh 5 ngày.
V. THEO DÕI
–    Sau bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung phải đo lại mạch, huyết áp,
–    Theo dõi sự co hồi của tử cung
–    Mức độ chảy máu trong buồng tử cung.
VI. TAI BIẾN VÀ DỰ PHÒNG
Đôi khi không thể cho tay vào buồng tử cung được vì eo tử cung bóp chặt lại. Khi đó thủ thuật viên phải chờ, rồi nong dần cổ tử cung bằng tay đồng thời tiêm thuốc giảm co bóp tử cung.
Nếu không bóc được bánh rau vì rau bám chặt hoặc cài răng lược thì không nên cố sức bóc vì sẽ làm đứt cơ tử cung gây chảy máu nhiều: phải cắt tử cung bán phần.
Nguồn tài liệu
  • Quyết định 1377/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản”, Bộ Y tế, 2013.