Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...::: KỸ THUẬT Y HỌC :::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-208.html) +--- Diễn đàn: Hồi sức - cấp cứu - chống độc (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-209.html) +--- Chủ đề: Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu (/thread-7251.html) |
Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu - tuyenlab - 04-27-2021 QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI CẤP CỨU I. ĐẠI CƯƠNG - Chọc hút, dẫn lưu khí màng phổi là 1 kỹ thuật cấp cứu. - Thường thực hiện ở các khoa cấp cứu để điều trị các Người bệnh bị tràn khí màng phổi. - Là kỹ thuật quan trọng nhưng không phải khó thực hiện, là yêu cầu bắt buộc phải nắm rõ đối với các bác sĩ cấp cứu. II. CHỈ ĐỊNH 1. Tràn khí màng phổi tự nhiên tiên phát. 2. Tràn khí màng phổi áp lực III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định tuyệt đối 2. Chống chỉ định tương đối: - Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (thường mở dẫn lưu màng phổi). - Tràn khí màng phổi do chấn thương không áp lực. 3. Chú ý khi có: - Rối loạn đông máu: những bất thường như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu nên được điều chỉnh sớm nếu cần thiết. - Nhiễm trùng da tại vị trí dự định chọc hút khí, (nên chọn vị trí da không bị nhiễm trùng). VI. CHUẨN BỊ 1. Người bệnh 1.1. Giải thích cho Người bệnh yên tâm, vì khi hút khí ra, Người bệnh sẽ đỡ khó thở. 1. 2. Đo các chức năng sống (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2). 1.3. Kiểm tra phim XQ phổi, xác định chính xác bên bị tràn khí. 2. Dụng cụ 2.1. Dung dịch sát trùng da: cồn, iod. 2.2. Dụng cụ gây tê tại chổ: Lidocain 2%, kim 25G, xylanh 5ml. 2.3. Găng, mũ, áo, khẩu trang vô trùng. 2.4. Toan vô trùng. 2.5. Dụng cụ theo dõi SpO2. 2.6. Kim chọc hút khí màng phổi, thường dùng loại 16-18G hoặc lớn hơn nếu cần, không nên dùng các loại kim có mũi vát quá nhọn dễ gây thủng và vỡ các bóng khí ở nhu mô phổi (tốt nhất dùng catheter chọc màng phổi chuyên biệt). 2.7. Dây dẫn gắn với khóa chạc 3. 2.8. Bơm tiêm hút khí loại 50-100ml hoặc máy hút các bình dẫn lưu. 2.9. Bộ mở màng phổi, nếu khi cần sẽ mở dẫn lưu màng phổi. 3. Hồ sơ bệnh án Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế tựa hoặc nằm tư thế Fowler. - Khám và xác định vị trí tràn khí màng phổi, đối chiếu với phim XQ. - Sát trùng vị trí chọc. - Gây tê tại vị trí chọc ở chổ giao nhau giữa khoang liên sườn II (hay III) và đường giữa xương đòn, hoặc khoang liên sườn IV (hay V) đường nách giữa. - Lắp kim vào xyranh 5ml, đâm kim thẳng góc với mặt da ngay bờ trên xương sườn dưới (để tránh bó mạch thần kinh liên sườn). - Vừa đâm kim vừa hút chân không đến khi vào đến khoang màng phổi (lực hút trên xyranh giảm đột ngột, Người bệnh ho do bị kích thích màng phổi), rút nòng trong, tiếp tục luồn vỏ ngoài vào. - Lắp chuôi catheter vào dây dẫn có gắn khóa chạc 3 hoặc ống cao su có kẹp kìm Kocher thay cho van. - Hút khí bằng bơm tiêm cho đến khi hút không ra gì (ngưng hút khi gặp kháng lực, Người bệnh ho). Đóng chạc 3 và cố định catheter. - Theo dõi 6-8 giờ, chụp lai phim XQ phổi, nếu hết khí, Người bệnh hết khó thở có thể cho về nhà theo dõi. - Nếu hút không hết khí, lắp vào máy hút liên tục. VI. TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG - Chảy máu và đau do chọc vào bó mạch thần kinh liên sườn. - Nhiễm trùng: do thủ thuật thiếu vô trùng. - Tràn khí dưới da. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Shahriar Zehtabchi (2007). Management of Emergency department patiens with primary spontaneous pneumothrax. Annals of Emergency Medicin 2. Shoaib Faruqi, (2004). Role of simple needle aspiration in the management of pneumothorax. |