Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Định lượng chì trong máu - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html)
+---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-100.html)
+---- Chủ đề: Định lượng chì trong máu (/thread-7094.html)



Định lượng chì trong máu - tuyenlab - 01-21-2020

ĐỊNH LƯỢNG CHÌ MÁU

I. NGUYÊN LÝ
Dựa trên nguyên lý phổ hấp thụ nguyên tử. Một lượng nhỏ mẫu được hóa hơi và nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao trong ống graphit. Các nguyên tử chì (Pb) tự do sinh ra trong ống graphit hấp thụ tia sáng đơn sắc từ đèn catod (cathode) rỗng tạo thành phổ hấp thụ nguyên tử và được xác định bởi bộ phận phát hiện (detector) nhân quang điện.


II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: nhân viên thực hiện xét nghiệm có trình độ phù hợp
2. Phương tiện, hóa chất
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA-7000 sử dụng lò điện GFA-7000
- Máy ly tâm
- Dung dịch chuẩn Pb 1g/L – Merck
- Whole blood control for trace elements, 3 mức: cho xét nghiệm chì máu
- ClinCheck Urine Control for trace elements, 2 mức: cho xét nghiệm chì niệu.
- Axit nitric đặc 65% Suprapure - Merck
- Triton X-100 - Sigma-Alldrich T9284
- Chất chống bọt Antifoam B - Sigma A6707
- Khí Argon có độ tinh khiết cao
- Nước khử ion
- Lọ nhựa PP 100 mL, 500 mL, 1000 mL
- Bình định mức 100 mL
- Ống nghiệm PP 15 mL
- Micropipet và đầu tip 10 mL, 1000 mL
- Ống Eppendorf 1,5 mL
3. Người bệnh: người bệnh và người nhà cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm định lượng chì máu.
4. Phiếu xét nghiệm:
- Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
- Thực hiện xét nghiệm theo y lệnh của bác sĩ lâm sàng trên phiếu chỉ định xé nghiệm
- Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
- Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, ngày giờ chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Lấy bệnh phẩm
- Máu toàn phần tĩnh mạch chống đông bằng heparin hoặc EDTA
- Lượng mẫu cần 60 µl mẫu máu cho mỗi phép đo
- Lưu ý: dụng cụ chứa mẫu BP không được phép nhiễm chì.
(Khuyến cáo: Các dụng cụ được rửa bằng acid có thể sử dụng chứa BP và
yêu cầu này phải được tuân thủ).
2. Tiến hành kỹ thuật
- Chuẩn bị hóa chất
+ Axit HNO3 6,5%: Pha chuẩn
Cho khoảng 60 mL nước khử ion vào bình định mức 100 mL, thêm 10 mL axit HNO3 đặc 65% vào, thêm nước khử ion định mức tới vạch 100mL, đậ nắp và lắc kỹ.
+ Dung dịch pha loãng mẫu (0,1% Triton X-100; 0,1% NH4H2PO4 tron nước deion)
+ Dung dịch rửa ( 0.01% HNO3 và 0.002% Triton X-100)
+ Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc

Xử lý mẫu
Chuẩn bị các ống Eppendorf 1,5 mL để xử lý mẫu

 

[Image: N2SuHjP.png]

Các thông số kỹ thuật của phương pháp
Các thông số quang học
- Bước sóng: 283.3 nm
- Độ rộng khe đo: 0.7 nm
- Đèn: BGC-D2
Chương trình lò

 [Image: XbbJ6xF.png]

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
+ Báo cáo kết quả:
Đơn vị: mmol/L , lấy 1 số sau dấu phẩy
Giá trị tham chiếu:
• Chì trong máu:
- Trẻ em: < 10 µg/dL (CDC guideline)
- Phụ nữ có thai: < 10 µg/dL (CDC guidelines)
- Người lớn: < 30 µg/dL (ACGIH guidelines -American Conference of Governmental Industrial Hygienists,2007)

V. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ
Máu không được vỡ hồng cầu

Nguồn: Quyết định số 7034/QĐ-BYT ngày 22/11/2018