[LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-99.html) +---- Chủ đề: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu (/thread-698.html) |
[LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - tuyenlab - 08-25-2012 1. Protein niệu : Protein niệu là thông số hoá sinh có giá trị đánh giá các bệnh lý hệ thống tiết niệu, kể cả trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Bình thường khi xét nghiệm nước tiểu, người được gọi là không có bệnh lý về thận- tiết niệu, chúng ta không xác định được sự có mặt của protein niệu. Tuy nhiên khi protein niệu ( + ) cũng cần phải xem xét kỹ để xác định, bởi vì trong một vài trường hợp sinh lý cũng thấy protein trong nước tiểu. 1.1. Protein niệu sinh lý ở người lớn khoẻ mạnh bình thường, mỗi ngày khoảng 173 lit huyết tương được siêu lọc qua cầu thận. Trong quá trình này một lượng đáng kể protein được lọc và khuếch tán vào nước tiểu. Những Protein có TLPT > 40.000 hầu như được giữ lại hoàn toàn và chỉ những protein có TLPT nhỏ hơn mới lọc qua cầu thận. Albumin có TLPT 69000 , không được lọc qua cầu thận. Tuy nhiên khi lọc qua cầu thận, các phân tử protein TLPT nhỏ được tái hấp thu và thoái hoá tại chỗ bởi ống lượn gần và chỉ cho qua nước tiểu cuối một lượng rất nhỏ protein, khoảng 50mg/24h, trong đó có 30% là albumin và 70% globulin. Đó là protein niệu sinh lý. 1.2. Protein niệu bệnh lý Nồng độ protein niệu trên 150mg/24h là giới hạn khởi đầu của protein niệu bệnh lý. - Protein niệu có thể không kèm triệu chứng lâm sàng,hoặc có thể kèm theo triệu chứng lâm sàng, ví dụ dấu hiệu bệnh thận. - Protein niệu có thể có riêng biệt hoặc kèm theo hồng cầu. Sự xuất hiện hồng cầu cùng với protein niệu, thường kà biểu hiện của quá trình bệnh lý của cầu thận. Người ta phân loại protein niệu bằng nhiều cách. Căn cứ vào lượng protein bài xuất trong nước tiểu, chia protein niệu thành: • Protein niệu vừa, khi lượng protein trong nước tiểu< 50mg/kg thân trọng/ngày ( Viêm thận cấp, viêm bể thận cấp hoặc mạn do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc • Protein niệu nặng, khi lượng protein trong nước tiểu > 50mg/kg thân trọng/ ngày ( Hội chứng thận hư nhiễm mỡ ). Căn cứ vào sự xuất hiện protein trong nước tiểu, người ta phân biệt protein niệu gián đoạn hay liên tục. * Protein niệu gián đoạn ( hay nhất thời ): Loại này thường lành tính, không mang tính chất bệnh lý, lượng protein không nhiều, dưới 1g/24 h. Người ta lại chia protein niệu gián đoạn thành 2 loại : + Protein niệu ở tư thế đứng: có nguồn gốc ở cầu thận, có thể do tăng áp lực tĩnh mạch hoặc bạch mạch, hoặc cả hai, trong điều kiện lao động ở tư thế đứng, protein xuất hiện trong nước tiểu và mất đi sau vài ngày nằm nghỉ ngơi. + Protein niệu chức phận : được đặc trưng bởi một lượng protein trên bình thường trong nước tiểu mà không có dấu hiệu của bệnh thận. Mọi người khoẻ mạnh bình thường đều bài xuất protein qua nước tiểu vài giờ sau khi luyện tập năngj ( lưu lượng máu qua thận thay đổi làm tăng khuếch tán ở cầu thận). Mọi trường hợp sốt cao cấp tính, thiểu năng tim, cảm lạnh, stress về mặt tinh thần, có thể gây ra protein niệu chức phận. *Protein niệu liên tục: Các xét nghiệm về protein trong nước tiểu dương tính ở các mẫu, lặp đi lặp lại nhiều lần từ 1-2 tuần trở lên. Ngày nay việc xác định thành phần protein niệu có thể cung cấp những thông tin về vị trí của thương tổn, do đó có thể phân biệt giữa những thương tổn cầu thận và ống thận. Nó cũng cho phép phân biệt giữa protein niệu trước thận, do thận, và sau thận. + Protein niệu trước thận : Thường do nguyên nhân không phải thận mà do huyết tương chứa một lượng protein có TLPT nhỏ có thẻe lọc qua cầu thận và vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận. Thuộc loại này có: - Protein Bence-Jones ( Protein niệu chuỗi nhẹ hay protein nhiệt tán ) - Myoglobin niệu ( sau khi bị chấn thương các chi ) + Protein niệu do thận: Có nguồn gốc cầu thận, ống thận hoặc cả hai nguồn gốc. - Protein niệu nguồn gốc cầu thận: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan B, sốt rét, viêm màng tim, giang mai, môtỵ số thuốc khác... Nếu Protein TLPT vừa phả ( 40.000-90.000), ví dụ Albumin có trong nước tiểu, trường hợp này người ta gọi là protein niệu chọn lọc. Nếu protein có trong nước tiểu có TLPT cao ( gọi là Protein niệu không chọn lọc ), loại này gặp ở bệnh của cầu thận, còn tổn thương ống thận không gặp protein loại này. - Protein niệu nguồn gốc ống thận : Mọi trường hợp về ống thận đơn thuần có lượng protein trong nước tiểu tăng vừa phải, dưới 1g/ngày, bao gồm các protein TLPT nhỏ < 50.000. Protein niệu ống thận có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với protein niệu cầu thận. Có nhiều nguyên nhân gây protein niệu ống thận: Rối loạn bẩm sinh ( Hội chứng Fanconi), Bệnh di truyền bẩm sinh ( Glycogenonose, Bệnh Wilson), bệnh mắc phải, bệnh nhiễm khuẩn ( Viêm thận kẽ, viêm thận mủ ), bệnh thận cấp ( Nhồi máu thận, hoại tử ống thận )., thiếu máu cục bộ thận, ghép thận, một số thuốc độc ( Cd, Pb, As, Hg, CCl4...). + Protein niệu sau thận : Thường do cơ chế viêm hoặc có tổn thương ở niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo, nói chung các đường sinh dục- tiết niệu. Trong protein niệu sau thận, tất cả các thành phần protein được đào thải, kể cả những protein có TLPT >500.000. Chú ý: Lượng albumin có trong nước tiểu rất ít (bài tiết khoảng 20-200g/phút hoặc 30-300mg/24h) được coi là microalbumin niệu. Chỉ số này được coi là dấu hiệu quan trọng nhất của sự phát triển bệnh thận do đái tháo đường). 2. URE (TLPT = 60 ) 2.1. Đại cương - Ure là một thông số xét nghiệm hoá sinh được đề cập đến thường xuyên trong lâm sàng. Nguồn gốc của ure chính là NH3 sản phẩm của các quá trình thoái hoá acid amin, các base nitơ ( Purin, pirimidin). NH3 được đư đến gan để tổng hợp thành ure đào thải ra ngoài ( 90% theo nước tiểu, phần còn lại đào thải theo phân). Bản thân ure là chất không độc, nhưng sự ứ đọng ure trong huyết tương thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, đặc biệt là trong suy thận ( tuy không đặc hiệu bằng xét nghiệm creatinin máu) - Ure máu ở người khoẻ mạnh bình thường , dao động trong khoảng 3,1 đến 7,9 mmol/l. - ure nước tiểu dao động trong khoảng 12-30g/24h ( 200-500 mmol/24h ). - Phụ nữ có nồng độ ure thấp hơn 25% so với nam giới. Nồng độ ure máu và nước tiểu người bình thường phụ thuộc chế độ ăn uống ( Tăng giả tạo với chế độ ăn nhiều prrotid và uống ít nước). 2.2. Thay đổi bệnh lý - Nồng độ ure của máu bắt đầu là bệnh lý khi trị số trên 8,33 mmol/l khi đói. - Giảm ure máu rất hiếm gặp ( <2,0mmol/l ) ở người lớn, kèm theo giảm ure niệu, thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh gan ( hôn mê gan do suy giảm tổng hợp ure ). - Phổ biến gặp ure máu cao, kèm theo ure niệu thay đổi . Mọi trường hợp ure máu cao đều nghĩ đến thiểu năng thận cấp hoặc mạn. Tuy nhiên phải kết hợp với nhiều thông số sinh học khác. Ure còn tăng trong các bệnh lý xuất huyết tiêu hoá, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, sốt cao kéo dài, .. -Trong bệnh lý về thận, việc xét nghiệm ure máu kết hợp với việc xác định độ thanh lọc creatinin sẽ cho kết quả chẩn đoán mức độ suy thận chính xác hơn. 3. CREATININ (TLPT =113) 3.1. Đại cương Creatinin là hợp chất hữu cơ được tổng hợp tại gan rồi được máu vận chuyển đến cơ. Tại tế bào cơ, creatinin gắn phosphat từ ATP để tạo thành creatin-phosphat, một dạng dự trữ năng lượng cho quá trình co cơ. Khi vận cơ, creatin-phosphat bị thuỷ phân , giải phóng phosphat và mất nước, đóng vòng tạo thành creatinin, đó là sản phẩm cặn bã không được cơ sử dụng, đào thải ra ngoài duy nhất theo đường nước tiểu. Sự bài xuất creatinin xẩy ra duy nhất qua nước tiểu ở nephron. Creatinin được lọc ở cầu thận và sau đó không bị tái hấp thu và cũng không bị bài tiết, do đó độ thanh lọc creatinin do thể tích lọc cầu thận trong mỗi giây = 2 +/- 0,3 ml/s, ở người đã trưởng thành bình thường, với diện tích cơ thể 1,73m2. * Creatinin huyết thanh ở người trưởng thành bình thường ở nam và nữ có khác nhau do lượng cơ ở nữ thấp hơn nam giới - ở nam : 55 – 114 umol/l - ở nữ : 44 – 97 umol/l * Creatinin nước tiểu phản ánh khối lượng cơ của người, nó không bị ảnh hưởng bởi thể tích nước tiểu được bài xuất hoặc thức ăn. ở người trưởng thành, bình thường creatinin nước tiểu vào khoảng 15-25mg/kg thân trọng/ngày ( đối với nam ), 10-22mg/kg thân trọng/ngày ( đối với nữ ) 3.2. Thay đổi bệnh lý Khi cầu thận bị tổn thương, creatinin tăng trong máu sớm hơn so với ure, do đó creatinin máu là xét nghiệm đáng tin cậy hơn so với ure.Cần chú ý rằng khi chức năng thận giảm 30-50% thì trị số creatinnin máu mới bắt đầu tăng. Để đánh giá các mức độ suy thận , người ta kết hợp nhiều thông số xét nghiệm. ( Thường kết hợp giá trị xét nghiệm ure, creatinin và các chất điện giải ). * Chẩn đoán hội chứng ứ đọng nitơ: -Khi ure máu tăng trên 8,33-12mmol/l, trong khi đó creatinin vẫn ở trong giới hạn bình thường. * Chẩn đoán các mức độ suy thận: - Khi ure máu 17mmol/l, creatinin máu > 200 umol/l Suy thận vừa - Khi ure máu 33mmol/l, creatinin máu > 600 umol/l Suy thận tiến triển. * Giá trị tiên lượng và theo dõi điều trị: - Khi creatinin máu tăng trên 170 umol/l tương ứng với một sự huỷ hoại ít nhất 50% chức phận thận. - Trong quá trình tiến triển của bệnh thận, độ thanh lọc creatinin có giá trị đánh giá chính xác mức độ suy thận, có thể giúp quyết định hướng điều trị, trong khi nồng độ ure máu và nước tiểu chỉ phản ánh sự thoái hoá cuả protein. + ở người trưởng thành bình thường, độ thanh lọc ( C ) creatinin vào khoảng 2ml/s ( 120ml/phut ). + Trường hợp bệnh lý, khi độ thanh lọc( C ) creatinin trong khoảng 0,83--0,5ml/s được đánh giá là suy thận vừa, có bù trừ. + Trường hợp độ thanh lọc creatinin : 0,5- 0,17ml/s được đánh giá là suy thận nặng có biểu hiện lâm sàng. + trường hợp độ thanh lọc creatinin : < 0,17 ml/s được đánh giá suy thận rất nặng, có rối loạn sinh học, cần tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. - Công thức chung để tính độ thanh lọc của một chất nhất định như sau: C = UV/P Trong đó: C= độ thanh lọc là thể tích huyết tương được lọc hoàn toàn. P= Nồng độ chất được thanh lọc trong 1 lit huyết tương U= Nồng độ chất được thanh lọc trong 1 lit nước tiểu V= Thể tích nước tiểu bài xuất trong 1 giây (s) 4. Chẩn đoán hội chứng thận hư nhiễm mỡ: * Hội chứng thận nhiễm mỡ thường được đặc trưng bởi 4 thông số sinh học: - Protein niệu cao ( >3g/24h) - Protein máu thấp ( <55g/l) và albumin máu thấp ( < 25g/l), alpha2-Globulin máu tăng cao ( Trong điện di protein huyết thanh ) - Các loại lipoprotein máu đều cao, cholesterol, triglycerid máu cao. - phù, hiện tượng phù thường mất đi do bệnh nhân ăn kiêng muối và dùng thuốc lợi tiểu. * Hội chứng nước tiểu: Giảm rõ rệt, kèm theo protein niệu từ 3-10g/24h, có khi lên tới 30-40 g/24h. Nước tiểu có mầu đục hoặc sữa, có chất lưỡng quang. * Hội chứng huyết tương: - Huyết tương khi đói có thể đục, chứng tỏ có rối loạn lipoprotein. - Protein toàn phần giảm tới 60-40g/l, trong đó chủ yếu albumin bị giảm 20-25 g/l. - gamaglobulin giảm nhưng bất thường. alpha 2 globulin tăng, trung bình 14g/l. - Lipoprotein huyết tương tăng, nhất là LDL và VLDL. Thường song song với protein niệu và giảm albumin máu, cholesterol máu tăng tới 10-15,có khi tới 20mmol/l, triglycerid tăng từ 5-10 mmol/l. RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - galaxy191991 - 08-26-2012 cám ơn thầy RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - vo_nam_yeu_ha - 11-30-2014 hay thật,cảm ơn ad nhé RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - hung ho - 12-01-2014 Rất bổ ích! cho em hỏi? vì sao Ure và Cre máu của sản phụ chuẩn bị sinh thường hay thấp hơn ngưỡng bình thường ạ Em cam ơn! RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - hungdinh - 04-10-2015 Thay oi co ik lam RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - nguyenthithuha12050501 - 10-01-2016 cho e hỏi cách đổi từ đơn vị g/24h sang g/l và sang mmol/l ạ RE: [LT] Những thông số Hóa sinh trong các bệnh thận tiết niệu - tuyenlab - 10-04-2016 (10-01-2016, 06:15 PM)nguyenthithuha12050501 Đã viết: cho e hỏi cách đổi từ đơn vị g/24h sang g/l và sang mmol/l ạ Em muốn đổi đơn vị của xét nghiệm nào vậy? |