[SOPs] ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERIN RECEPTOR HÒA TAN - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html) +---- Chủ đề: [SOPs] ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERIN RECEPTOR HÒA TAN (/thread-6962.html) |
[SOPs] ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERIN RECEPTOR HÒA TAN - tuyenlab - 02-24-2019 ĐỊNH LƯỢNG TRANSFERIN RECEPTOR HÒA TAN
(Solube transferin receptor – Thụ thể transferrin hòa tan)
I. NGUYÊN LÝ
- sTfR (soluble Transferin receptor) là thụ thể của transferin ở dạng hòa tan. sTfR là một protein dimer bao gồm hai tiểu đơn vị giống hệt nhau liên kết với nhau bởi cầu nối disulfide, nó có trọng lượng phân tử 190.000 Dalton. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Rceptor Transferin ở dạng hòa tan (sTfR) trong máu của người bệnh được xác định theo phương pháp miễn dịch đo độ đục.
- Kháng thể kháng sTfR trong thuốc thử kết hợp với sTfR trong mẫu thử tạo phức hợp miễn dịch kháng nguyên -kháng thể khiến dung dịch phản ứng có độ đục. Nồng độ sTfR có trong mẫu thử tỷ lệ thuận với độ đục do phức hợp miễn dịch kháng nguyên-kháng thể tạo ra.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt.
- Xác định nhu cầu sắt của cơ thể ở mức độ tế bào trước khi có thiếu máu để chẩn đoán sớm thiếu máu thiếu sắt.
- Theo dõi điều trị đáp ứng của cơ thể trong quá trình điều trị thiếu sắt…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh
2. Phuơng tiện, hóa chất
- Phương tiện: Máy xét nghiệm như: AU 640, AU 2700, Hitachi 904,912, MODULAR P...
- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm sTfR, chất chuẩn sTfR, chất kiểm tra chất lượng sTfR.
3. Người bệnh
Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.
4. Phiếu xét nghiệm
Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Lấy bệnh phẩm
- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Heparin . Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ờ ở 2-8°C, 3 ngày ở 15°C đến 25°C, 4 tuần ở -15°C đến -25°C.
- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.
2. Tiến hành kỹ thuật
- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm sTfR. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm sTfR. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm sTfR đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.
- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm
- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy
- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Trị số bình thường:
+ Nam (18 - 60 tuổi): 2.2 - 5.0 mg/L;
+ Nữ (18 - 45 tuổi): 1.9 - 4.4 mg/L;
sTfR được xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi thiếu máu do thiếu sắt. Trong trạng thái bệnh lý này nồng độ sTfR trong máu tăng.
VII.NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi:
+ Huyết thanh vàng: Bilirubin <1.026 μmol/L.
+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 1.000 mg/Dl.
+ Vỡ hồng cầu: Hb <1.000 mg/dL.
+ Yếu tố thấp < 750 IU/mL.
+ Kết quả không tuyến tính khi sTfR > 80 mg/L.
- Khắc phục: Khi máy phân tích ra nồng độ cao thì cần hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên má y thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán). Những trường hợp khác như: vỡ hồng cầu, huyết thanh vàng… thì phải lấy mẫu máu khác để phân tích lại.
Nguồn: Quyết định 3336/QĐ-BYT
|