Tình huống thực hành vi sinh số 4 - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html) +---- Diễn đàn: Hỏi đáp chung (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-105.html) +---- Chủ đề: Tình huống thực hành vi sinh số 4 (/thread-684.html) |
Tình huống thực hành vi sinh số 4 - tuyenlab - 08-18-2012 Phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen được sử dụng trong chẩn đoán những vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium và đặc biệt là sử dụng trong chẩn đoán lao phổi. Là một Kỹ thuật viên Xét nghiệm, bạn hãy giải thích: 1. Tại sao trong kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen tìm vi khuẩn lao trong bệnh phẩm đờm, bệnh phẩm luôn được dàn rất dày trên tiêu bản, trong khi với các phương pháp nhuộm khác thì bệnh phẩm không bào giờ được dàn dày như vây? 2. Tại sao kết quả đọc tiêu bản nhuộm Ziehl - Neelsen thấy có các trực khuẩn bắt màu đỏ trước đây được kết luận là BK(+), trong khi đó kết quả này hiện nay được đọc là AFB (+) thay vì BK (+). 3. Trong kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen, tại sao bước nhuộm tiêu bản bằng thuốc nhuộm đỏ Fuchsin luôn phải được hơ nóng? Bạn hãy giải thích ý nghĩa của việc làm này? RE: Tình huống thực hành vi sinh số 4 - linhduc02 - 09-18-2012 1: Vì số lượng trực khuẩn lao trong đờm rất ít so với các bệnh phẩm khác khi chuẩn đoán lao 2: Trước đây chuẩn đoán là BK( Bacilli de Koch) là chỉ rõ chính xác trực khuẩn nhìn thấy là TK lao. nhưng sau này nghiên cứu khi nhìn thấy trên tiêu bản chưa chắc đã là TK lao. do vậy người ta thay chữ AFB( Acid Fast Baccilin) là trực khuẩn kháng acid thì chính xác hơn 3: Phải hơ nóng để làm tan chảy lớp lipid bên ngoài của TK, khiến cho việc bắt màu của TK dễ dàng hơn RE: Tình huống thực hành vi sinh số 4 - aye - 09-19-2012 1. Vì trực khuẩn lao trong đờm rất ít 2. Trước đây trả lời là BK có nghĩa là Bacille de Koch là chỉ đích danh trực khuẩn lao, nhưng sau này do nghiên cứu người ta thấy có nhiều vi khuẩn kháng cồn kháng acid khác trên tiêu bản, chưa chắc đã là trực khuẩn lao nên kết luận là AFB(+) có nghĩa là trực khuẩn kháng cồn kháng acid. ( AFB = acid-fast bacillus) -----> bạn linduc02 trả lời rất đúng rồi.hihi. Câu trả lời nào cũng chỉ gần gần như vậy thôi. |