[SOPs] ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgM - IgG - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html) +---- Chủ đề: [SOPs] ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgM - IgG (/thread-6712.html) |
[SOPs] ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgM - IgG - tuyenlab - 03-02-2018 ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgM - IgG
BẰNG KỸ THUẬT HÓA MIỄN DỊCH PHÁT QUANG
(Anti-β2 Cardiolipin-I IgM/IgG antibodies in chemiluminescent immunoassay)
I. NGUYÊN LÝ
Kháng thể kháng Cardiolipin IgM/IgG (aCL - IgM/IgG) là các kháng thể thường gặp trong hội chứng kháng phospholipid.
Phát hiện kháng thể kháng aCL - IgM/IgG theo kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang bằng cách sử dụng các phân tử aCL - IgM/IgG của người, đã được tinh chế, có gắn các phân tử từ tính. Các phân tử aCL - IgM/IgG gắn từ tính sẽ kết hợp với kháng thể kháng aCL có trong huyết tương người bệnh. Sau đó kháng kháng thể aCL gắn chất phát quang được bổ sung. Phản ứng giữa “aCL (có gắn từ tính) - kháng thể aCL - kháng kháng thể (có gắn chất phát quang)” xảy ra. Phản ứng phát quang được hoạt hóa với H2O2 và chất xúc tác. Mức độ phát quang được đo thông qua hệ thống quang học sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ kháng thể trong mẫu huyết tương của người bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
Chẩn đoán và theo dõi điều trị các trường hợp nghi ngờ có hội chứng kháng phospholipid (nguyên phát hoặc thứ phát).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 1 kỹ thuật viên xét nghiệm.
- 1 bác sỹ duyệt kết quả.
2. Phương tiện, hóa chất
- Máy xét nghiệm đông máu (có phương pháp phân tích theo cơ chế hóa miễn dịch phát quang);
- Tủ lạnh;
- Bơm tiêm nhựa lấy máu;
- Bông cồn sát trùng, dây garo;
- Ống nghiệm plastic có chống đông citrat natri (3,2% hoặc 3,8%) hoặc ống không có chất chống đông;
- Hóa chất: aCL IgM/ IgG.
3. Người bệnh
Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.
4. Hồ sơ bệnh án
Chỉ định xét nghiệm được ghi trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, giường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bật máy xét nghiệm đông máu, chờ đủ nhiệt độ;
- Garo, sát trùng, lấy 2ml máu tĩnh mạch của người bệnh.
- Trộn máu và chất chống đông citrat natri 3,2% hoặc 3,8% (tỷ lệ 1 thể tích chống đông: 9 thể tích máu) hoặc sử dụng ống không chống đông.
- Ly tâm mạnh để thu huyết tương nghèo tiểu cầu hoặc huyết thanh.
- Tiến hành xét nghiệm theo quy trình xét nghiệm trên máy.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- In kết quả vào giấy xét nghiệm;
- Ghi ngày, tháng, năm tiến hành xét nghiệm.
- Bác sỹ nhận định kết quả ký tên vào vị trí người duyệt kết quả xét nghiệm.
VII. NGUYÊN NHÂN SAI SÓT
- Tiến hành xét nghiệm quá 4h từ khi lấy máu.
- Mẫu máu bị đông dây.
- Hóa chất hết hạn sử dụng.
Nguồn: Quyết định 2336/QĐ-BYT ngày 20/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Di truyền - Sinh học phân tử.
|