[SOPs] THỦ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH TỦY XƯƠNG LÀM XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ BẰNG MÁY KHOAN CẦM TAY - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html) +---- Chủ đề: [SOPs] THỦ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH TỦY XƯƠNG LÀM XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ BẰNG MÁY KHOAN CẦM TAY (/thread-6665.html) |
[SOPs] THỦ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH TỦY XƯƠNG LÀM XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ BẰNG MÁY KHOAN CẦM TAY - tuyenlab - 01-21-2018 THỦ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH TỦY XƯƠNG
LÀM XÉT NGHIỆM TỦY ĐỒ BẰNG MÁY KHOAN CẦM TAY
(Procedure of bone marrow aspirate for bone marrow aspiration by
machine)
I. ĐẠI CƯƠNG Tuỷ đồ là xét nghiệm phân tích số lượng và hình thái các tế bào tuỷ xương để thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tạo máu tại tuỷ xương. II. CHỈ ĐỊNH - Chẩn đoán xác định, theo dõi điều trị các bệnh lý cơ quan tạo máu như lơ-xê-mi, rối loạn sinh tủy..... - Đánh giá tình trạng sinh máu của tủy trong các bệnh lý khác: nhiễm trùng, bệnh hệ thống, ung thư di căn.... III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Chống chỉ định tương đối khi làm thủ thuật: - Người bệnh có rối loạn đông máu hoặc dùng các thuốc tăng nguy cơ chảy máu. - Không làm thủ thuật tại vị trí đang có nhiễm trùng. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - 01 bác sĩ chuyên khoa huyết học. - 02 kỹ thuật viên chuyên khoa hỗ trợ thủ thuật. - 01 kỹ thuật viên giúp việc. 2. Phương tiện - hóa chất - Phòng thủ thuật vô khuẩn; - Dụng cụ đã tiệt trùng (khay quả đậu, xe tiêm, hộp dụng cụ); - Săng vô khuẩn; - Găng tay vô khuẩn; - Xốp cầm máu, bông, gạc, urgo; - Bơm tiêm 5ml, 10 ml, 3 ml; - Kim lấy thuốc; - Bộ sinh thiết tủy xương bằng máy khoan cầm tay; - Tay khoan; - Bàn sấy (hoặc đèn hoặc máy sấy tiêu bản); - Giá cắm tiêu bản; - Ống nghiệm có chất chống đông EDTA; - Lam kính, lam kéo; - Bút chì đánh dấu tiêu bản, bút dạ ghi số ống, bút bi vào sổ; - Mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động. 2.2. Hóa chất - Dung dịch cố định Helly. - Thuốc gây tê Lindocain 2% - Vật liệu sát trùng: cồn iốt 5%, cồn 70oC. 3. Người bệnh - Phải được bác sĩ tư vấn, giải thích trước khi làm xét nghiệm để người bệnh yên tâm và cùng cộng tác. - Thử test thuốc gây tê có kết quả âm tính. 4. Phiếu xét nghiệm - Có giấy chỉ định xét nghiệm huyết tủy đồ ghi đầy đủ thông tin về người bệnh. - Có kết quả thử test thuốc gây tê âm tính với chữ ký của người đọc kết quả. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh - Kiểm tra đối chiếu các thông tin giữa người bệnh và chỉ định xét nghiệm - Người bệnh được giải thích lý do, tư vấn tâm lý trước khi làm thủ thuật - Tư thế người bệnh: nằm sấp với vị trí chọc là gai chậu sau trên. 3. Tiến hành kỹ thuật - Lấy máu tĩnh mạch (quy trình lấy máu tĩnh mạch) cho vào ống chống đông EDTA và kéo 4-6 tiêu bản máu đàn. - Xác định vị trí chọc tủy ở gai chậu sau trên. - Sát trùng da theo hình xoáy ốc từ điểm mốc ra xung quanh bán kính 5cm bằng cồn iod, sau đó bằng cồn 70o. - Trải săng vô khuẩn. - Gây tê từng lớp, đặc biệt là màng xương. - Chờ 2 phút. - Chọc kim qua da và cơ + Nghiêng 45° so với mặt da, ấn nhẹ kim qua da. + Dựng kim thẳng đứng, đưa kim khoan nhẹ nhàng qua lớp cơ. - Khoan kim vào khoang tủy + Xác định lại điểm mốc. + Lắp đốc kim vào đầu nối máy khoan. + Dựng thẳng kim, khoan kim qua màng xương đến ổ tủy (thường sâu 0,5-1 cm). - Lấy dịch tủy xương. + Tháo kim khỏi máy khoan. + Dùng bơm tiêm 10 ml hút lấy 0,5ml dịch tủy, cho vào ống chống đông 0,3ml dịch, còn lại gạn lấy cặn kéo 8-10 tiêu bản, có thể làm lam áp nếu cần. - Rút kim ra nhanh sau khi hút đủ dịch tủy xương. - Băng cầm máu bằng xốp cầm máu và băng Urgo. - Dặn dò người bệnh cách chăm sóc và theo dõi vết chọc. VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ - Dịch tủy không bị đông, có nhiều hạt tủy. - Tiêu bản dàn đều, đẹp. - Vị trí làm thủ thuật không chảy máu. VII. THEO DÕI Theo dõi trong vòng 15 phút không thấy máu thấm ra băng thì cho người bệnh ra khỏi phòng theo dõi. VIII. XỬ TRÍ TAI BIẾN Nói chung ít có tai biến. Có thể người bệnh lo lắng, sợ hãi: cần giải thích rõ để người bệnh yên tâm, trẻ em có thể dùng tiền mê, an thần nhẹ. - Đau: gây tê tốt vị trí chọc. - Sốc dị ứng thuốc gây tê: phải thử test trước. - Nhiễm trùng nơi chọc: dụng cụ và thao tác phải đảm bảo vô trùng. - Chảy máu vị trí chọc tủy: + Hạn chế sinh thiết tủy xương khi người bệnh có rối loạn đông cầm máu. Dừng thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu trước 1 tuần. + Băng ép cầm máu tại chỗ. + Dùng thuốc cầm máu (nếu cần). Nguồn: Quyết định 2336/QĐ-BYT ngày 20/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Di truyền - Sinh học phân tử. |