Chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-101.html) +---- Chủ đề: Chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia (/thread-605.html) |
Chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia - tuyenlab - 07-04-2012 Lịch sử: Bệnh được Cooley và Lee phát hiện năm 1925 và có tên gọi khác là thiếu máu Địa trung hải. 1. ĐỊNH NGHĨA: Thalassemi là tình trạng thiếu hụt gen tổng hợp các chuỗi globin. Tên gọi: α thalassemi: Do thiếu hụt gen α. β thalassemi: Do thiếu hụt gen β. 2. CHẨN ĐOÁN: 2.1 Lâm sàng: Thiếu máu. Vàng da. Lách to, có thể có gan to. Xạm da: Thường ở giai đoạn muộn do ứ săt. Bộ mặt thalassemi: Trán dô, mũi tẹt, gò má nhô cao, biến dạng cung răng trên ( vẩu ). 2.2 Xét nghiệm: 2.2.1 Huyết học: - Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: • Số lượng hồng cầu giảm, số lượng huyết sắc tố giảm. • MCV, MCH và MCHC thấp (thể hiện một thiếu máu nhược sắc thể tích hồng cầu nhỏ). - Hồng cầu lưới máu ngoại vi tăng. - Tăng hồng cầu nhiễm sắt. - Sức bền hồng cầu thường tăng. - Điện di huyết sắc tố: Xuất hiện HST bất thường (xem ở phần phân loại). - Tủy đồ: Tăng sinh mạnh dòng hồng cầu. 2.2.2 Hoá sinh: - Bilirubin toàn phần tăng, chủ yếu tăng gián tiếp. - Sắt huyết thanh tăng, ferritin tăng. 2.2.3 X quang xương: Có hình bờ bàn chải ở xương sọ. (βthalassemi thể nặng) hoặc loãng xương. 3. PHÂN LOẠI: 3.1 α thalassemi: - Thể tổn thương cả 4 gen α: Huyết sắc tố chủ yếu là Hb Bart,s, thường chết trong thời kỳ bào thai. - Thể huyết sắc tố H: Do tổn thương cả 3 gen α Có cả HST H và A1. - Thể nhẹ: Chỉ tổn thương 1 gen, hầu như không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện. 3.2 β thalassemi: - Thể dị hợp tử: • Chỉ thiếu hụt 1 gen β. • Huyết sắc tố thường không dưới 90g/l. • Điện di HST thường giảm HST A1 và tăng HST A2>3.5%. - Thể đồng hợp tử: • Thiếu hụt cả 2 gen β. • Bệnh biểu hiện từ rất sớm vài tháng sau khi sinh, thiếu máu nặng. • Điện di HST: Tăng HST F và A2, HST A1 vết hoặc không có. 3.3 Các thể khác: • β/giêta thalassemi: Mất đồng thời gen β và gen Giêta. Thể hiện bệnh gần giống với β thalassemi nhưng nhẹ hơn. • β thalassemi – HbE: Thiếu hụt một gen β và đột biến điểm gen β còn lại, biểu hiện bệnh như β thalassemi. • Huyết sắc tố Lepore: Do hiện tượng pha trộn gen β và gen giêta. Thể dị hợp tử biểu hiện bệnh như β thalassemi thể nhẹ còn thể đồng hợp tử giống β thalassemi thể nặng nhưng khác biệt là xuất hiện HST Lepore trên điện di. 4. BIẾN CHỨNG: 4.1 Nhiễm sắt: - Sạm da. - Xơ gan do nhiễm sắt tế bào gan. - Đái tháo đường do nhiễm sắt tuyến tụy nội tiết. - Suy tim do nhiễm sắt cơ tim. - Chậm phát triển thể và sinh dục chất do nhiễm sắt tuyến yên và tuyến sinh dục. 4.2 Chèn ép tủy sống: Do tạo máu quá mức ở xương cột sống gây liệt hai chi dưới ở nhiều mức độ và có rối loạn đại tiểu tiện. 4. ĐIỀU TRỊ: 4.1 Truyền máu: - Luôn duy trì HST không dưới 90-105g/l. - Lượng máu truyền mỗi lần 10-20ml/kg. - Thời gian truyền mỗi đợt cách nhau 3-5 tuần. 4.2 Thải sắt: - Khi ferritin > 1000ng/ ml hoặc truyền 25 đơn vị máu trở lên. - Thuốc: + Desferan ( Desferioxamin ) 20 – 60mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc dưới da trong 8 – 12h. + Deferiprone ( Kelfer ): 75mg/kg uống chia 2lần/ngày. + Deferasirox ( Exjade ): 10-20mg/kg uống 1lần/ngày. 4.3 Điều trị triệu chứng: Đái tháo đường, xơ gan, suy tim, nhiễm khuẩn (thường hay gặp viêm phổi)… 4.4 Ghép tủy xương. 4.5 Dự phòng biến chứng: - Hạn chế sắt trong chế độ ăn: Tránh thịt đỏ, gan, cật, tiết, rau sẫm màu, nên ăn thịt trắng, các loại rau sáng màu hoặc đậu đỗ. - Giảm hấp thu sắt bằng chế phẩm chứa tanin ( trà xanh ) sau bữa ăn. RE: Chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia - tam123 - 05-05-2019 tại sao trong thalassemia hồng cầu dễ vỡ nhưng xét nghiệm sức bền hồng cầu lại tăng |