Định lượng Pre-albumin bằng máy hóa sinh tự động - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-100.html) +---- Chủ đề: Định lượng Pre-albumin bằng máy hóa sinh tự động (/thread-6000.html) |
Định lượng Pre-albumin bằng máy hóa sinh tự động - tuyenlab - 05-23-2016 ĐỊNH LƯỢNG PRE-ALBUMIN
I . NGUYÊN LÝ
Prealbumin (tên khác là transthyretin) là một protein giàu tryptophan. Thông số này có thể giúp đánh giá mức độ suy dinh dưỡng ở các người bệnh nặng hoặc mắc các bệnh mạn tính và cũng có thể dự báo khả năng hồi phục về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
Định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch kết hợp kháng nguyên- kháng thể, Phương pháp đo độ đục miễn dịch. Mẫu bệnh phẩm được cho thêm dung dịch đệm từ thuốc thử 1. Sau đó cho thêm thuốc thử 2 (có kháng thể kháng prealbumin) phản ứng sẽ xảy ra và xuất hiện ngưng kết là sự kết hợp của kháng thể kháng prealbumin và kháng nguyên (chất cần phân tích) có trong mẫu bệnh phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
01 cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và 01 kỹ thuật viên
2. Phương tiện, hóa chất
2.1. Phương tiện
- Các máy hóa sinh có thể phân tích được: cobas 6000, cobas 800, AU 400, 640, 2700, 5800 và một số máy khác.
- Máy ly tâm
- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm.
- Pipet các loại, ống sample cup.
- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng.
- Giá đựng ống nghiệm.
2.2. Hóa chất
- Thuốc thử 1 (R1) Phosphate buffer: 12.7 mmol/L, pH 7.2; NaCl: 0.13 mol/L; PEG: 60 g/L; chất bảo quản.
- Thuốc thử 2 (R2) Anti-human prealbumin antibody (rabbit): > 0.55 g/L; NaCl: 0.10 mol/L; chất bảo quản.
2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác
- Ống nghiệm
- Găng tay, dây garo
- Bông , cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu 3. Người bệnh Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để người bệnh và người nhà bệnh BN hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu. 4. Phiếu xét nghiệm Có phiếu xét nghiệm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Lấy bệnh phẩm - Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông) - Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 3 ngày/ nhiệt độ 2-8oc; 6 tháng/ nhiệt độ (-15) - (-25oC) 2. Tiến hành kỹ thuật 2.1. Chuẩn bị máy phân tích - Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau - Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu 2.2. Phân tích mẫu - Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ - Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm - Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích. IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 1. Trị số tham khảo 3,64 -7,28 µmol/L (20- 40 mg/dL; 0,2 – 0,4 g/L) Hệ số chuyển đổi: a. g/L x 18.2 = µmol/L b. mg/dL x 0.182 = µmol/L c. mg/dL x 0.01 = g/L g/Lx 100 = mg/dL 2. Trị số prealbumin có thể tăng - Người mắc bệnh: cường tuyến thượng thận, bệnh Hodgkin - Người đang dùng thuốc các thuốc: Corticosteroid; Các thuốc kháng viêm non-steroid liều cao; thuốc progesteron hoặc các sản phẩm có chứa progesteron - Người uống rượu nhiều (Trị số prealbumin sau 7 ngày sẽ trở về trị số ban đầu) 3. Trị số Prealbumin có thể giảm - Suy dinh dưỡng; chế độ ăn thiếu protein; Rối loạn tiêu hóa mạn tính gây kém hấp thu - Trong các bệnh: Nhiễm khuẩn nặng, bệnh lý gan, cường giáp - Nguyên nhân khác: thiếu kẽm; trong trường hợp sau phẫu thuật (Đáp ứng của protein phase cấp âm tính) - Việc sử dụng các loại thuốc như amiodarone, estrogen và một số thuốc tránh thai có thể gây giảm nồng độ prealbumin * Nhận định trong chẩn đoán suy dinh dưỡng Prealbumin <5 mg/dL: dự báo tiên lượng xấu Prealbumin <11 mg/dL: tích cực bổ sung dinh dưỡng. Prealbumin <15: bổ sung dinh dưỡng bổ sung dinh dưỡng hai lần một tuần Theo dõi đáp ứng điều trị: - Prealbumin tăng lên khoảng 2 mg/dL/ ngày - Prealbumin trở về bình thường sau khoảng 8 ngày V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ - Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ khi: + Nồng độ bilirubin > 1026 µmol/L (60 mg/dL) + Mẫu bị huyết tán nồng độ Hb > 310 µmol/L (500 mg/dL ) + Nồng độ triglycerid > 19,53mmol/L (1730 mg/dL). + Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) > 100 IU/mL + Người bệnh uống rượu - Xử trí Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại và yêu cầu lấy mẫu máu khác thay thế. Theo quyết định số: 320 /QĐ-BYT ngày 23 tháng 01 năm 2014
|