Giới thiệu tổng quan về hệ thống máy miễn dịch Immulite 2000XPi - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Hóa chất - thiết bị (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-92.html) +---- Diễn đàn: Thiết bị dùng trong xét nghiệm (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-94.html) +---- Chủ đề: Giới thiệu tổng quan về hệ thống máy miễn dịch Immulite 2000XPi (/thread-5687.html) |
Giới thiệu tổng quan về hệ thống máy miễn dịch Immulite 2000XPi - tuyenlab - 01-15-2016 Chào các bạn! Hôm mình sẽ gửi tới các bạn bài viết đầu tiên trong seri loạt bài về hướng dẫn sử dụng hệ thống máy miễn dịch Immulite 2000XPi của Siemen. Đây là hệ thống máy miễn dịch khá hiện đại hiện nay mà bên mình đang sử dụng. Trong bài viết đầu tiên mình sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống máy này, bao gồm cấu tạo của máy và làm quen với phần mềm điều khiển máy. Tuy nhiên do hiểu biết của mình đôi khi còn hạn chế nên mong các bạn đóng góp thêm cho hoàn chỉnh. Thôi không dài dòng nữa, chúng ta bắt đầu nào! 1. Đầu tiên là mô tả về cấu tạo các bộ phận của máy từ trên xuống: Các bạn hãy nhìn vào hình trên, đây là mô tả khi ta mở nắp trên của máy. Phần này ta sẽ thấy 16 phần chính. Giờ ta sẽ đi từng phần một: 1. Khay mẫu thử: Khay này chứa các rack đựng mẫu thử (6 rack), trên mỗi rack có nhiều vị trí để cắm ống mẫu. Bình thường khi vận hành khay này sẽ được đóng kín, khi cần nạp mẫu sẽ có cửa nhỏ mở ra để nạp các rack vào. Các rack sẽ được quy định bằng các chữ cái A, B, C, D, E và F 2. Khay thuốc thử: Khay này chứa các thuốc thử (KIT). Khay chứa tối đa 24 loại thuốc thử vào các vị trí đánh số từ 1 đến 24. 3. Bộ phận đọc mã vạch (Barcode) mẫu: Bộ phận này sẽ quét mã vạch của mẫu để nhận diện mẫu. Hiện nay chỗ mình đang dán cho mỗi mẫu một mã vạch, từ mã vạch nhận diện được máy sẽ biết mẫu đó cần làm những xét nghiệm gì. 4. Kim hút mẫu thử: Kim dùng để hút mẫu thử từ ống mẫu trên các rack sang ống phản ứng. Kim hút thuốc thử: Kim dùng để hút thuốc thử từ khay đựng thuốc thử sang ống phản ứng. 5. Trạm rửa bi: Trạm có tác dụng rủa các viên bi phản ứng sau khi đã tham gia phản ứng xong. 6. Vòng ủ: Dùng để ủ mẫu và thuốc thử. 7. Khay bi: Chứa các hộp đựng bi (Beads), đây là các viên bi dùng phản ứng, mỗi kit hóa chất có một lọ bi riêng, khay này cũng chứa được 24 lọ bead tương ứng với 24 kit thuốc thử. 8. Nắp khay bi: Để mở khay bị khi cần nạp lọ bị mới. 9. Bơm nước: Dùng để bơm nước tráng rửa sau mỗi lần hút hoặc sau phản ứng. 10. Bơm Substrate: Bơm chất phát quang (Substrate) để tham gia vào phản ứng. 11. Bầu chứa Substrate: Dùng để chứa substrate, bình này tối màu và có chia vạch thể tích. 12. Bơm thuốc thử: Bơm để tạo áp lực hút và đẩy thuốc thử. 13. Bơm mẫu thử: Bơm để tạo áp lực hút và đẩy mẫu thử. 14. Van thuốc thử/ van mẫu thử: van để đóng mở bơm mẫu thử/thuốc thử 15. Giếng pha loãng mẫu: Một số xét nghiệm nhiều khi cần phải pha loãng mẫu thì mẫu sẽ được bơm vào giếng này để pha loãng tự động với dung dịch pha loãng (như xét nghiệm βhcG khi nồng độ trong mẫu vượt quá 5000 mUI/ml ta cần pha loãng vì vượt quá ngững đo của máy). 2. Cấu tạo của máy từ trước nhìn vào: 1. Nút nguồn: Dùng để bật tắt máy khi cần 2. Cổng nạp giá mẫu thử (Rack): Đưa các rack mẫu thử qua cổng này. 3. Khay thuốc thử:Chứa các lọ thuốc thử (KIT) 4. Cửa cụm kim hút: 5. Tráng bơm/ bình chứa substrate: dùng để tráng rửa bơm, bình chủa substrate 6. Khay bi: Khay đựng các bị bi (bead) 7. Ổ CD/DVD: Dùng để cài đặt phần mềm, nâng cấp, sao lưu dữ liệu… 8. Cổng kết nối USB: Kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy in chẳng hạn. 9. Bộ nạp cóng phản ứng: Các cóng (cuvette) phản ứng sạch sẽ được đổ đầy vào khay này và được đẩy lên trên qua hệ thống bánh xích. 10. Bình nước thải: Chứa nước thải của quá trình rửa 11. Bình Probe wash: Nước rủa hệ thống 12. Bình thải rắn: Chứa các cóng sau phản ứng 13. Bình nước cất: Dùng để tráng rửa. Phải sử dụng nước cất 2 lần. 3. Phần mềm điều khiển hệ thống: Đây là trái tim cho sự hoạt động, các bạn nhìn hình bên dưới: HOME: Màn hình chính, cho biết thông tin về các rack mẫu thử, Kít hóa chất (số lượng KIT, số test, tình trạng hạn dử dụng…), thông tin về Beads, trạng thái các test đang vận hành… Ngoài ra ta có thể chuyển đổi để xem trạng thái của thiết bị bằng nhần vào mục 22. WORKLIST: Tab này cho phép ta nhập các thông tin về mẫu thử như tên mẫu, mã số, loại test… Mình sẽ cụ thể khi đi vào từng loại test sau. REVIEW: Cho phép ta xem các tình trạng các test: Kết quả các test đã xong, thời gian để xong các test đang phản ứng. Tại đây ta có thể tìm các bệnh nhân, các test ở các ngày khác nhau. KITS: Cho biết các thông tin về các loại KIT: Số lượng, hạn sử dụng, kết quả Adjustor…của từng loại KIT. LIS: Thông tin kết nối máy chủ dữ liệu toàn thế giới của hệ thống. QC: Hiển thị các thông tin về kết quả QC cho từng test. REPORTS: Các báo cáo bào gồm kết quả bệnh nhân, kết quả Adjustor, kết quả QC… MENU: Các menu dùng cài đặt hệ thống HELP: Cá hướng dẫn LOGOFF: Thoát khỏi phần mềm điều khiển. RUN: Chạy mẫu PAUSE: Tạm dừng phân tích mẫu. STOP: Dùng quá trình chạy mẫu PRIME: Mồi substrate và nước cất. COVER: Mở nắp trên của máy. WATER: Báo trạng thái của nước cất. WASH: Báo trạng thái của nước rửa. SUBSTRATE: Báo trạng thái của Substrate SOLID WASTE: Báo trạng thái của khay đựng chất thải rắn. LIQUID WASTE: Báo trạng thái của bình đựng chất thải lỏng. TUBES: Báo trạng thái của các tubes sạch dùng đựng phản ứng. INSTRUMENT: Chuyển sang chế độ hiển thị trạng thái của các bộ phận. FIND: Tìm kiếm tất cả các loại thông tin của máy. EJECT: Dùng để đẩy Rack ra ngoài. SAMPLE RACK: Báo các rack đang có trong máy. REAGENT CAROUSEL: Tình trạng thuốc thử. BEAD CAROUSEL: Tình trạng của các Bead. Trên đây mình đã giới thiệu tổng quan về cấu tạo của hệ thống máy miễn dịch Immulite 2000XPi. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới làm quen với thiết bị. Các phần sâu hơn mình sẽ nói chi tiết trong các bài tiếp theo trong seri hướng dẫn sử dụng thiết bị này. Chúc các bạn một ngày tốt lành! |