Phẫu tích bệnh phẩm ruột thừa - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Giải phẫu bệnh (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-73.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-110.html) +---- Chủ đề: Phẫu tích bệnh phẩm ruột thừa (/thread-5469.html) |
Phẫu tích bệnh phẩm ruột thừa - tuyenlab - 11-18-2015 PHẪU TÍCH BỆNH PHẨM RUỘT THỪA I. NGUYÊN TẮC Các lát cắt làm xét nghiệm phải đại diện được cho phần đầu, thân và đuôi ruột thừa. Nếu có u trong mẫu mô phải bôi mực Tàu và cắt thêm 1 mẫu ở diện cắt. Bệnh phẩm sau khi pha cần được cố định ngay trong formol đệm trung tính 10%. II. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện + Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01 + Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 2. Phương tiện, hóa chất + Bàn pha bệnh phẩm: Phải đủ rộng, chiều cao thích hợp cho tư thế đứng pha bệnh phẩm. + Dao sắc, kẹp, thớt nhựa sạch, phẳng. + Các lọ đựng dung dịch cố định bệnh phẩm (formol đệm trung tính 10%), thể tích dung dịch cố định lớn hơn 20-30 lần thể tích bệnh phẩm cần cố định. + Khuôn nhựa đựng bệnh phẩm. + Bút chì mềm, nhãn giấy ghi tên, tuổi Người bệnh, mã số xét nghiệm, mô xét nghiệm… + Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ. + Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ. + Bình có chứa dung dịch cố định để lưu bệnh phẩm. + Dụng cụ có nắp kín để đựng các bệnh phẩm đã pha còn dư để đem huỷ. 3. Bệnh phẩm Bệnh phẩm được cố định ngay (không quá 30 phút kể từ khi bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể) trong formol trung đệm tính 10%, do các khoa, phòng lâm sàng gửi tới. 4. Phiếu xét nghiệm + Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm. + Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm. + Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm. + Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định. + Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm… III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Qui trình chuẩn bị a. Đo kích thước ruột thừa (chiều dài và đường kính lớn nhất). b. Cắt mẫu ra làm 2 phần, bằng cách cắt ngang cách đỉnh ruột thừa 2 cm. c. Cắt ngang theo đường kính ở phần đầu gần mỗi 5 mm. d. Cắt dọc đầu xa ra 2 phần. 2. Mô tả đại thể a. Chiều dài và đường kính lớn nhất. b. Mặt cắt ngoài: Xơ hóa? mủ? xuất huyết? sung huyết? lỗ thủng? tình trạng mạc treo? c. Thành ruột thừa: có bị tổn thương không? d. Niêm mạc: sung huyết? loét? e. Lòng ruột thừa: Tắc nghẽn? dãn rộng? sỏi? 3. Cắt lọc xét nghiệm mô bệnh học (hình 14) a. Cắt ngang 1 mẫu ở 1/3 đầu gần, gần rìa phẫu thuật. Nếu có u trong mẫu mô phải bôi mực và cắt thêm 1 mẫu ở rìa phẫu thuật. b. Cắt ngang 1 mẫu ở 2/3 giữa. c. Cắt dọc ở 1/3 đầu xa. Hình 14: Phẫu tích bệnh phẩm ruột thừa IV. KẾT QUẢ Bệnh phẩm có đầy đủ phần đầu, thân và đuôi ruột thừa, cố định đúng quy định. V. NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ - Cần luôn nhớ, nếu bệnh phẩm không được cố định ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể hoặc cố định không đúng cách sẽ bị hoại tử là không thể sửa chữa được. - Bệnh phẩm nhỏ, mềm: tránh dùng kẹp có mấu kẹp chặt làm nát bệnh phẩm. - Bệnh phẩm của lần pha trước dính lại trên dụng cụ và dính vào bệnh phẩm sau: Thớt pha bệnh phẩm, dụng cụ pha phải rửa sạch trước khi pha từng bệnh phẩm. Theo Quyết định Số: 5199 /QĐ-BYT
|