Xét nghiệm số lượng Hồng cầu và ý nghĩa lâm sàng - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-101.html) +---- Chủ đề: Xét nghiệm số lượng Hồng cầu và ý nghĩa lâm sàng (/thread-5302.html) |
Xét nghiệm số lượng Hồng cầu và ý nghĩa lâm sàng - tuyenlab - 08-26-2015 NHẮC LẠI SINH LÝ Hồng cầu là các tế bào không nhân có dạng giống như một đĩa hai mặt lõm, được sinh ra trong tủy xương và bị phá hủy trong lách. Các HC có đời sống trung bình là 80 -120 ngày. Vai trò chính của các HC là vận chuyển oxy tới các mô nhờ hemoglobin chứa trong HC. Sản xuất hồng cầu được kích thích bởi một hormon do thận bài tiết (erythropoietin). Nồng độ erythropoietin được bài tiết ra sẽ tăng lên khi có tình trạng thiếu oxy mô. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM Đếm số lượng hồng cẩu (một phẩn của XN tế bào máu) là một XN sinh học thường được thẩy thuốc lâm sàng chỉ định nhất. Con số hồng cầu cung cấp các thòng tin quý giá để đánh giá khả năng hoạt động của tủy xương và nó cùng dễ có Gác biến đổi trong rất nhiều tình trạng bệnh lý gặp trên lâm sàng. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM XN được tiến hành trên máu toàn phẩn. Lấy bệnh phẩm máu vào ống XN huyết học (ống được chống đông bằng EDTA) và lắc nhẹ ống nghiệm để trộn bệnh phẩm với chất chống đông chứa trong ống. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN. GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG - Nam: 4,7 - 6,1 x 10^6 /mm3 hay 4,7 - 6,1 x 10^12/L - Nữ. 4,2 - 5,4 x10^6/ mm3 hay 4,2 - 5,4 x 10^12/L - Trẻ sơ sinh: 3,5 - 5,1 x 10^6 /mm3 hay 3,5 - 5,1 x 10^12/L - 1- 2 tuổi 3,6 - 5,2 x 10^6 /mm3 hay 3,6 - 5,2 x 10^^12/L - 3 -7 tuổi: 4,1 - 5,5 x 10^6 /mm3 hay 4,1 - 5,5 x 1012/L - 8-12 tuổi 4,0 - 5,4 x 10^6 /mm3 hay 4,0 - 5,4 x 10^12/L TĂNG SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU Các nguyên nhân chính thường gặp là: 1. Máu bị cô đặc. 2. Tăng HC nguyên phát (bệnh Vaquez) với tăng cả 3 dòng máu (HC, BC và TC). 3. Tăng HC thứ phát do: - Sống ở vùng núi cao trong một thời gian dài. - Bệnh phổi mạn tính. - Hội chứng Pickwick (người béo phì). - Bệnh tim bẩm sinh có shunt phải-trái. - Hemoglobin bất thường (Vd: bệnh thalassemia hay bệnh thiếu máu vùng biển). - Dùng corticoid hay bị cường lách. - Khối u lành tính hay ác tính tiết erythropoietin (Vd: ung thư biểu mô thận, bệnh thận đa nang, u nguyên bào mạch [hemangiobiastoma] tiểu não, ung thư blều mô gan). 4. Các dạng giả tăng HC của BN bị thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia (HC tăng song Hb và hematocrit bình thường). Ghi chú: Để chẩn đoán chính xác bệnh tăng HC (tiên phát hay thứ phát), cần có các tiêu chuẩn sau: - Số lượng HC > 6,5 x 106 /mm3. - Hemoglobin > 18 g/100mL. - Hematocrit > 52% có tăng khối HC (đo bằng phương pháp đồng vị phóng xạ). GIẢM SỐ LƯỢNG HỒNG CẨU Các nguyên nhân chính thường gặp là: 1. Máu bị hòa loãng 2. Các loại thiếu máu - Do mất máu: + Cấp tính + Mạn tính - Do rối loạn quá trình sinh hồng cầu + Hồng cầu nhỏ Thiếu sắt Khiếm khuyết trong quá trình vận chuyển, sử dụng và tái sử dụng sắt Bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia. + HC bình thường: Giảm sinh: trong bệnh thận, suy tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến yên), thiếu protein. Thiếu máu bất sản. Hội chứng loạn sinh tủy (myelodysplasia). + HC to: Thiếu vitamin B12, vitamin C. Thiếu axit folic Thiếu đổng. - Do tan máu quá mức + Có các khuyết tật hồng cầu ngoại sinh: Cường chức năng hệ thống lưới nội mô với lách to. Có các bất thường miễm dịch: tan máu tự miễn, Chấn thương cơ giới: Chấn thương, nhiễm trùng. + Có các khuyết tật hồng cầu nội sinh: Biến đổi màng hồng cầu: Bẩm sinh (Vd: bệnh hồng cầu hình cầu bẩm sinh), Mắc phải (Vd: do giảm phosphat máu, hemoglobin niệu kịch phát về đêm). Có các rối loạn chuyển hóa do khiếm khuyết enzym do di truyền (Vd: thiếu hụt enzym G6PD). Bệnh lý hemoglobin(Vd: thiếu máu hồng cẩu hình liềm, bệnh HbC, bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia...). CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. - Các yếu tố có thể làm biến đổi kết quả xét nghiệm bao gồm: Tuổi cao, người sống ở vùng núi cao, hoạt động thể lực, tư thế và tình trạng thai nghén. - Các kết quả thấp giả tạo xảy ra khi có mặt của yếu tố ngưng kết lạnh trong huyết tương. - Các kết quả cao giả tạo xảy ra khi có tình trạng mất nước. - Các thuốc có thể làm tăng số lượng hồng cầu là: Corticosteroid, cosyntropin, danazol, epoetin alpha, gentamycin và các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid. - Các thuốc có thể làm giảm số lượng hồng cầu là: Acetaminophen, acyclovir, allopurinol, amitriptylin, amphet-amin, amphotericin B, thuốc điều trị sốt rét, kháng sinh, barbiturat, captopril, hóa chất điều trị ung thư, chloramphe-nicol, digoxin, donepezil, indomethacin, isoniazid, thuốc ức chế MAO, phenobarbital, phenytoin, rifampin, tolbutamid, thuốc tiêu fibrin. LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐẾM HỒNG CẦU 1. XN có giá trị để chẩn đoán và cho phép đánh giá mức độ thiếu máu. 2. Nhờ xác định thể tích trung bình HC, XN cho phép phân loại thiếu máu thành loại thiếu máu HC to, thiếu máu HC nhỏ và thiếu máu HC bình thường. 3. XN giúp phát hiện các tình trạng tăng HC. CÁC BẤT THƯỜNG HÌNH THÁI HC Có thể quan sát thấy một số bết thường hình thái HC trên tiêu bản giọt đàn máu: 1. HC không đều (anisocytose): Được đặc trưng bằng sự có mặt các HC có kích thước khác nhau trên cùng một tiêu bản giọt máu đàn. Tình trạng này được thấy khi có thiếu máu nhất là trong thiếu máu Biermer. 2. Tế bào hình bia: Các HC giống hình bia bắn với vùng trung tâm và vùng ngoại vi bắt màu thuốc nhuộm, trái lại vùng trung gian sáng màu hơn. Các tế bào bia này được thấy chủ yếu trong bệnh thalassemia hệnh hemoglobin C và sau khi cắt lách. 3. Các tiểu thể Howell-Jolly: Đại diện cho các cặn tồn dư của axit nucleic và được thấy trong các thiếu máu tan máu, thiếu máu nguyên HC khổng lồ (megaloblastic) và sau cắt lách. 4. Các hạt ưa bazơ: Tương ứng với sự hiện diện của các hạt nhỏ bắt màu ưa bazơ ở giữa hồng cầu. Các hạt này được thấy chủ yếu trong các tình trạng thiếu máu. CÁC CHỈ SỐ CỦA HỒNG CẦU Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: Thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC). Các chỉ số này được sử dụng để xác định kích thước của hồng cầu bình thường hay bất thường và hàm lượng hemoglobin chưa trong hồng cẩu có thích hợp hay không. 1. Thể tích trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Volume [MCV]): Là một thông số đánh giá kích thước hồng cầu trung bình. Nếu MCV tăng lên, hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường (hồng cầu to [macrocytic]); Nếu MCV giảm đi, hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường (hồng cầu nhỏ [microcytic]); Nếu MCV trong giới hạn bình thường, hồng cầu được coi là có kích thước bình thường (normocytic). MCV được tính theo công thức: Hematocrit (%) x 10
Giá trị bình thường: 86 - 93 fl.MCV = ------------------------------------ Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 2. Lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin [MCH]): Tính toán lượng hemoglobin chứa trong hồng cầu. MCH có tương quan với MCV. MCH được tính theo công thức Hemoglobin (g/dl)x 10
Giá trị bình thường: 28 - 33 pg/tế bào.MCM = ---------------------------------- Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 3. Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration [MCHC]): Là hàm lượng hemoglobin liên quan với kích thước của tế bào (nồng độ hemoglobin) cho một tế bào hồng cẩu. MCHC được tính theo công thức: Hemoglobin (g/dl)x 100
Giá trị bình thường: 32 - 36 g/dLMCHC = -------------------------------------------- Hematocrit Giảm giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) được mô tả như là tình trạng giảm sắc (hypochromic) và được gặp trong thiếu máu do thiếu sắt và bệnh thalassemia. Tăng giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) được biết như tình trạng ưu sắc (hyperchromic) và có thể gặp trong một số thiếu máu (Vd: thiếu máu hồng cầu hình cầu). Khi giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) trong giới hạn bình thường, tình trạng này được mô tả là đẳng sắc (mormochromic). Trên cơ sở giá trị của các chỉ số hồng cầu, người ta mô tả nhiều loại thiếu máu: - Thiếu máu đẳng sắc-hồng cầu bình thường (normocytic/nor-mochromic anemia): Khi các chỉ số hồng cầu bình thường song số lượng hồng cầu giảm.Tình trạng này có thể gặp trong chảy máu và hồng cầu bị phá hủy bởi van tim nhân tạo. - Thiếu máu nhược sắc-hồng cầu nhỏ (microcytic/hypo-chromic anemia): Khi cả MCV và MCHC đều giảm. Tình trạng này xảy ra trong thiếu máu do thiếu sắt, ngộ độc chì và bệnh thiếu máu vùng biển (thalassemia). - Thiếu máu đẳng sắc-hồng cầu to (Macrocytic/normochromic anemia): Khi MCV tăng lên song MCHC bình thường. Tình trạng này có thể gặp trong thiếu vitamin B12 hay axit folic. CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG Cần hướng dẫn các BN được chẩn đoán bị bệnh đa hồng cầu tiên phát (bệnh Vaquez) duy trì hoạt động thể lực để tránh tình trạng ứ trệ tĩnh mạch với nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch do bệnh nhân đa hồng cầu có độ nhớt máu tăng cao. |