Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[LT] Giun xoắn - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-106.html)
+---- Chủ đề: [LT] Giun xoắn (/thread-476.html)



[LT] Giun xoắn - tuyenlab - 05-17-2012

1. Hình thể

1.1. Giun trưởng thành

Giun xoắn có kích thước rất nhỏ, con đực dài 1,4 -1,6 mm, con cái dài 3-4 mm. Con cái có buồng trứng, tử cung. Con đực ở phía cuối đuôi có lỗ sinh dục và 2 gai sinh dục.

1.2. ấu trùng
Ấu trùng trong tổ chức cơ được bọc bởi màng bao tạo thành kén, kích thước kén 150 - 400 mm. Màng kén mầu trong, có 2 lớp, bên trong thường có 1 ấu trùng. Cá biệt có trường hợp trong kén có nhiều ấu trùng

[Image: a4583aba867d75bce390322bedab2d5f_44834987.giunxoan1.bmp]
Hình thể giun xoắn
A. Giun xoắn đực. B. Giun xoắn cái. C. ấu trùng xoắn trong tổ chức cơ 2. Chu kỳ phát triển
2.1. Vị trí ký sinh
Giun trưởng thành sống ở niêm mạc ruột non, có thể ở ruột già. ấu trùng ký sinh ở tổ chức cơ, thường là vân như cơ nhai, lưỡi, cơ hoành, cơ vùng mặt.

2.2. Đường xâm nhập

- Thụ động qua ăm uống
- Người và mắc bệnh giun xoắn do ăn phải thịt của động vật có ấu trùng giun xoắn chưa được nấu chín. Người bị bệnh còn do ăn tiết canh có ấu trùng.

2.3. Diễn biến chu kỳ
Người và động vật ăn phải thịt của động vật có ấu trùng giun xoắn chưa được nấu chín. Hoặc ăn tiết canh có ấu trùng. Vào tới dạ dày, ấu trùng được giải phóng ra khỏi kén, sau 1- 2 giờ di chuyển tới ruột non. ở ruột non, sau 24 giờ ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập vào niêm mạc ruột vào ngày thứ 4-5. Giun cái đẻ ra ấu trùng trong các bạch mạch, ấu trùng theo hệ tuần hoàn bạch mạch tới tim phải, theo động mạch phổi đến phổi rồi tới tim trái để tới các cơ vân, cơ hoành, lưỡi ... và khu trú ở đó, sau 10-15 ngày ấu trùng có khả năng lây nhiễm. ấu trùng giun xoắn có thể tồn tại tới 20 năm.
Thời gian hoàn thành chu kỳ: 4-5 tuần
Tuổi thọ của giun trưởng thành ngắn.
[Image: 8fefc2c0b9854d55ffe364c32792b3db_44835024.giunxoan2.png]


3. Bệnh học


3.1. Bệnh sinh và giải phẫu bệnh học
Khi ấu trùng giun xoắn ký sinh ở cơ và giun xoắn trưởng thành ký sinh ở niêm mặc ruột gây những tổn thương cơ học. Những sự mẫn cảm của cơ thể gây ra do ấu trùng và giun trưởng thành đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Phản ứng dị ứng dẫn đến viêm mạch dị ứng với hậu quả là thiểu năng tuần hoàn tới các cơ quan và tổ chức.
Sự tiếp cận của giun xoắn với huyết thanh bệnh nhân gây hiện tượng phù da bì, đặc biệt viêm da và cơ.

3.2. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh của giun xoắn 10-25 ngày. Nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.
Triệu chứng chủ yếu:
Phù mi mắt: Là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đôi khi phù toàn bộ vùng đầu, có thể lan xuống cổ và chi.
Đau cơ: Thường gặp sau phù mi mắt, đau tăng khi bệnh nhân thở sâu, ho, nhai nuốt. Sốt: Thường sốt tăng dần, sau 2-3 ngày sốt cao nhất.Trong trường hợp nhẹ có thể sốt âm ỉ.
Viêm ruột , đau bụng, ỉa chảy dữ dội, xuất huyết ở ruột: Những triệu chứng này gặp khi giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột.
Bạch cầu ưa acid tăng cao: Là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán giun xoắn, số lượng 15-30%, trường hợp nặng, bạch cầu ưa acid tăng 50-60%.

4. Chẩn đoán


4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc biệt kết hợp với tính chất dịch tễ như bệnh có thể gây dịch nhỏ, nhiều người mắc bệnh khi cùng ăn thịt một con gia súc.

4.2. Chẩn đoán xét nghiệm

Xét nghiệm phân tìm giun xoắn trưởng thành trong giai đoạn đầu.
Sinh thiết cơ tìm ấu trùng ở giai đoạn toàn phát
Chẩn đoán miễn dịch: Phản ứng kết hợp bổ thể, miễn dịch men ELISA.
Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu ưa acid tăng.

5. Dịch tễ học

Bệnh giun xoắn có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới. Có thể gặp những ổ dịch thiên nhiên, chủ yếu là các động vật hoang dại và ổ dịch gần người chủ yếu là những động vật chăn nuôi.
ở Việt Nam phát hiện dịch vụ đầu tiên năm 1968 ở một xã miền núi Tây Bắc. Năm 1970, tại một xã thuộc huyện Mù căng chải tỉnh Yên Bái đã xảy ra vụ dịch do 26 người ăn thịt sống. Năm 2001 có ổ bệnh ở xã Quái Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên có 22 người mắc bệnh, 2 người chết. Năm 2004, cũng tại xã trên có 20 người ăn thịt sống và đều bị mắc bệnh. Tính chất phát bệnh và phát dịch phụ thuộc nhiều vào tập quán ăn uống như ăn thịt tái, thịt sống, tiết canh mà không phụ thuộc vào tuổi, giới… Súc vật nhiễm bệnh do cắn nhau hoặc ăn thịt lẫn nhau. ấu trùng giun xoắn có thể tồn tại ở ngoại cảnh sau khi thịt đã thối rữa 2-5 tháng, chết sau vài ngày ở nhiệt độ 45-70[sup]0[/sup]C.

6. Phòng bệnh

Kiểm tra sát sinh chặt chẽ
Vệ sinh ăn uống: Không ăn thịt tái, thịt sống, tiết canh. Không ăn thịt súc vật nhiễm bệnh

7. Điều trị
Praziquantel, thiabendazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng chống các rối loạn chức năng của cơ thể.