Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[LT] Giun kim (Enterobius vermicularis) - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-106.html)
+---- Chủ đề: [LT] Giun kim (Enterobius vermicularis) (/thread-471.html)



[LT] Giun kim (Enterobius vermicularis) - tuyenlab - 05-15-2012

1. Hình thể

[Image: 146b481afacfaae151dbaaa5b66a1c82_44745736.giunkim1.png]

1.1. Giun trưởng thành

Giun kim có màu trắng, kích thước nhỏ, con đực dài 2 -5 mm, con cái dài 9 -12 mm, phía đầu hơi phình và vỏ có khía. Đuôi con đực cong, nhọn, có gai sinh dục, đuôi con cái thẳng nhọn.

1.2. Trứng giun
Trứng giun kim hình bầu dục không cân đối, một phía bị lép, kích thước 30 x 50µm. Vỏ mỏng nhẵn, có 2 lớp. Bên trong là khối nhân mịn hoặc ấu trùng do ấu trùng phát triển nhanh, trứng có màu xám trong.
[Image: 67e11c3b220532e5cb2195244d7cfd0d_44745772.giunkim2.png]


2. Sinh thái

2.1. Dinh dưỡng

Giun kim sống bằng cách lấy các chất dinh dưỡng ở đại tràng.


2.2. Chu kỳ phát triển

Vị trí ký sinh: Giun kim ký sinh ở cuối ruột non, đầu ruột già, chủ yếu là manh tràng.


Diễn biến chu kỳ: Giun kim sinh sn hữu tính. Sau khi thụ tinh giun đực chết và bị tống ra ngoài theo phân. Giun cái không đẻ trứng tại ruột mà bò ra đẻ trứng ở nếp nhăn hậu môn, thường đẻ vào ban đêm. Sau khi đẻ hết trứng giun cái teo lại và cũng chết nên giun kim có tuổi thọ ngắn.
ở điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 30C , hiếu khí, ẩm độ cao) sau 6-8 giờ, trứng giun kim phát triển thành trứng cócó ấu trùng và có khả năng lây nhiễm.

Người ăn phải trứng có ấu trùng hoặc ấu trùng (ấu trùng tự phá vỏ để ra ngoài chờ dịp xâm nhập vào người) vào đường tiêu hoá, ấu trùng phát triển thành giun kim trưởng thành.
Một số tác giả cho rằng người có thể tự nhiễm giun kim do sau khi ấu trùng phá vỏ ở hậu môn sẽ có kh năng bò ngược theo khung đại tràng để tái nhiễm.
Thời gian hoàn thành chu kỳ nhanh sau 2-4 tuần

Tuổi thọ giun kim khoảng 2 tháng.



[Image: f848f6bdb3670f7a59f27fc16430f5a1_44745819.giunkim3.png]

3. Bệnh học

Người nhiễm giun kim có thể gặp một số tác hại và biến chứng sau:


3.1. Rối loạn tiêu hoá

Giun kim hay di chuyển chỗ nên kích thích ruột gây viêm, sung huyết. Biểu hiện lâm sàng là trẻ chán ăn , buồn nôn, đau bụng âm ỉ, ỉa lỏng, đôi khi có nhầy máu. Trẻ nhiễm nhiều giun kim thường biếng ăn, gầy xanh.


3.2. Kích thích thần kinh

Trẻ em bị nhiễm giun kim nhiều thường bứt rứt, quấy khóc do ngứa hậu môn, suy ngược thần kinh, mất ngủ.


3.3. Biến chứng

Viêm ruột thừa: Do vị trí ký sinh ở manh tràng nên nếu số lượng nhiều, giun có thể vào ruột thừa gây viêm, vào thành ruột gây u nhỏ.

Giun kim sau khi đẻ có thể vào âm đạo ở nữ gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, có tác gi đề cập tới việc giun kim gây nên u nhỏ ở buồng trứng, viêm tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.


4. Chẩn đoán


4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng có giá trị chắc chắn khi trẻ em ngứa hậu môn, kiểm tra có giun kim ở hậu môn hoặc trẻ em đi ngoài phân lỏng có giun kim, trường hợp phân táo cũng có giun kim ở rìa khuôn phân.


4.2. Chẩn đoán xét nghiệm

Xét nghiệm tìm trứng giun kim.
Thường trong phân không có trứng giun kim nên phi dùng một số phưng pháp đặc biệt để thu hồi trứng ở nếp nhăn và niêm mạc hậu môn:
Kỹ thuật dùng que tăm bông.

Kỹ thuật dùng giấy bóng kính dính hoặc dùng băng dính trong.


5. Dịch tễ học

Bệnh nhiễm giun kim không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu nên phổ biến ở mọi nơi. Mức độ phụ thuộc vào vệ sinh cá nhân và thay đổi tuỳ theo điều kiện vệ sinh địa phương. Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc, bệnh dễ lây vì vậy thường mang tính chất tập thể nhỏ và gia đình.
Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm chung 18 - 47%. Trẻ em mắc cao hn người lớn, nữ nhiều hn nam, tỷ lệ nhiễm có xu hướng gim dần do điều kiện vệ sinh ngày càng được ci thiện.

6. Phòng bệnh

Trứng và ấu trùng giun kim dễ khuếch tán ra ngoại cnh, đặc biệt ở đồ dùng dụng cụ như chăn, chiếu, sách vở, bàn ghế… Việc phòng bệnh phi chú ý những điểm sau:

Vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay cho trẻ sau khi ngủ dậy và trước khi ăn, rửa hậu môn trẻ vào buổi sáng sớm, cho trẻ mặc quần kín đũng. Thường xuyên phi chăn, chiếu, không cho trẻ ngậm mút tay.

Phi phòng bệnh trên quy mô lớn, c gia đình hoặc tập thể, đặc biệt chú ý các vườn trẻ, mẫu giáo. Nên giặt chăn, chiếu thường xuyên và lau rửa nền nhà bằng xà phòng…

Vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, thức ăn không để xuống giường chiếu.


7. Điều trị

Phải điều trị tích cực, điều trị nhiều đợt, điều trị hàng loạt cả gia đình hoặc tập thể kết hợp với các biện pháp phòng bệnh tốt.
Các thuốc điều trị : mebendazol, albendazol, levamisol, pyrantel pamoat.