[LT] Giun lươn (Strongyloides stercoralis) - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-106.html) +---- Chủ đề: [LT] Giun lươn (Strongyloides stercoralis) (/thread-470.html) |
[LT] Giun lươn (Strongyloides stercoralis) - tuyenlab - 05-15-2012 1. Hình thể 1.1. Giun trưởng thành Thế hệ ký sinh: Hình ống, kích thước nhỏ, con đực dài 0,7 mm, con cái dài 2 mm, đầu và đuôi nhọn, vỏ thân giun có khía ngang. Miệng có 2 môi, tiếp theo là thực quản. Hậu môn ở gần phía đuôi. Con cái có lỗ sinh dục nằm ở 1/ 3 phía sau của thân, tử cung chỉ có 5 - 7 trứng. Đuôi con đực cong, có gai sinh dục. Thế hệ tự do: Giun có kích thước nhỏ hơn thế hệ ký sinh , cấu tạo khác cơ bản là thực quản có ụ phình. A.Giun cái ở ruột, B. Giun đực ở ngoại cảnh, C. Giun cái ở ngoại cảnh 1.2 Trứng giun: Trứng giun lươn có hình thể giống trứng giun móc, kích thước dài 48 - 85 mm, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài, ấu trùng giun lươn phát triển nhanh trong trứng và thường nở ngay trong ruột. Chỉ những trường hợp ỉa chảy mới có thể gặp trứng trong phân. ở thế hệ tự do, trứng giun lươn có kích thước lớn hơn, ấu trùng có thể nở ngay trong tử cung giun cái. 2. Chu kỳ của giun lươn 2.1. Chu kỳ bình thường của giun lươn Chu kỳ giun lươn gồm giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do ở ngoại cảnh. Giun lươn ký sinh ở niêm mạc ruột non và ăn các sinh chất của ruột. Giun cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng trong lòng ruột rồi theo phân ra ngoài. Ra ngoại cảnh, ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, ấu trùng phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ. ấu trùng này có khả năng xâm nhập qua da vào cơ thể người để phát triển thành giun trưởng thành giống diễn biến chu kỳ của giun móc: ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải, theo động mạch phổi tới phổi. Sau một thời gian phát triển ở phổi , ấu trùng theo phế quản tới khí quản rồi lên hầu, được nuốt xuống đường tiêu hoá và dừng lại ở ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ 2-4 tuần. Giun lươn có tuổi thọ rất ngắn nhưng bệnh kéo dài do tự tái nhiễm. Nếu không gặp vật chủ ấu trùng có thể phát triển thành giun trưởng thành sống tự do ở ngoại cảnh, dinh dưỡng bằng các chất hữu cơ, vi khuẩn trong đất và tiếp tục sinh sôi thế hệ mới ở ngoại cảnh. 2.2. Chu kỳ bất thường của giun lươn Trong một số điều kiện nhất định như bệnh nhân được chăm sóc kém. ấu trùng giun lươn cư trú quanh hậu môn chuyển thành ấu trùng có thực quản hình trụ rồi gây tái nhiễm ngay cho bệnh nhân. Hoăc ấu trùng chuyển dạng thành ấu trùng gây bệnh ngay trong cơ thể khi cơ thể suy giảm miễn dịch gây hội chứng nhiễm giun nặng. Giun lươn thường ký sinh ở ruột non nhưng có thể ký sinh bất thường ở thực quản, ở phổi, ở hệ bạch huyết hoặc ở gan. Cá biệt có thể gặp giun lươn ở trong cơ tim. Chu kỳ của giun lươn 2,3. ấu trùng giun lươn được bài xuất ra ngoại cảnh 4,5,6. Chu kỳ giun lươn ở ngoại cảnh (thế hệ tự do) 7,8. ấu trùng giun lươn qua da 9. Sau khi qua da ấu trùng lươn tiếp tục chu kỳ trong cơ thể người (qua tim, phổi, hầu rồi xuống ruột non) 3. Dịch tễ học Giun lươn đòi hỏi có những điều kiện địa lý, khí hậu nhất định cho sự phát triển ở ngoại cảnh vì vậy mức độ nhiễm khác nhau tuỳ từng vùng. Bệnh thường có ở các nước khí hậu nóng ẩm Vì không cần nhiệt độ ở ngoại cảnh cao như giun móc nên giun lươn vẫn có ở các nước có khí hậu lạnh. ở Việt Nam, theo điều tra của Bộ môn ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội, tỉ lệ nhiễm dưới 1%. 4. Bệnh học Có tới 30% số người nhiễm giun lươn không có triệu chứng. Thời gian từ khi ấu trùng dạng sợi xâm nhập qua da cho tới khi ấu trùng xuất hiên trong phân là 3 4 tuần. Một hội chứng cấp đôi khi được biểu hiện khi có các triệu chứng ngoài da thường ở chân, được nối tiếp bằng các triệu chứng phổi sau đó là các triệu chứng đường ruột. Tuy nhiên bệnh nhân thường có biểu hiện mạn tính kéo dài hoặc tái phát 4.1 Các biểu hiện ngoài da: Trong giai đoạn cấp tính bệnh nhân có biểu hiện mẩn ngứa, các chấm xuất huyết hoặc các vệt ngoằn nghèo. Giai đoạn mạn tính biểu hiện bằng phát ban thoảng qua 4.2 Các biểu hiện đường ruột Cac triệu chứng biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thường gặp nhất là ỉa chảy. Bệnh nhân đau bụng, ỉa lỏng ngày 5-7 lần, Đau bụng, trướng bụng, chán ăn, buồn nôn. Sốt mệt mỏi có thể xuất hiện. Có biểu hiện thiếu máu nhẹ. Đau bụng khu trú vùng thượng vị vó thể bị lẫn với loét tá tràng. Giun lươn có thể gây viêm ruột mạn tính. 4.3. Các biểu hiện ở phổi Khi các ấu trùng di trú qua phổi, phế quản và khí quản, các triệu chứng có thể giới hạn ở ho khan và ngứa họng, hoặc sốt nhẹ khó thở khò khè và ho ra máu có thể xuất hiện. Hoặc diễn biến nặng hơn với các triệu chứng viêm phổi, tràn dịch màng phổi , khó thở nặng, áp xe phổi. 4.4. Hội chứng nhiễm giun nặng Do tình trạng tự nhiễm tăng đáng kể dẫn đến tăng rõ rệt số lượng ấu trùng trong ruột. Sự di trú đông đúc của ấu trùng đến phổi và các tổ chức khác gây thêm nhiều biến trứng như tràn dịch các màng, ban xuất huyết, các tổn thương loét ở khắp nơi trong ống tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm phúc mạc, nhiễm trùng Gram âm, suy kiệt và tử vong. Các triệu trứng này thường gặp trên những cơ địa suy giảm miễn dịch. 5. Chẩn đoán Xét nghiệm phân tìm ấu trùng: Cần phân biệt giữa ấu trùng giun lươn với ấu trùng giun móc, giun mỏ trong phân: ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay sau khi lấy phân, ấu trùng giun móc, giun mỏ xuất hiện muộn sau 24 - 48 giờ. Nên lấy nhiều mẫu phân cách nhau 2 -3 ngày. Các bệnh phẩm phân phải lấy không có chất bảo quản Xét nghiệm dịch tá tràng tìm ấu trùng. Chẩn đoán miễn dịch: Thường dùng kỹ thuật ELISA 6. Phòng bệnh Giống như phòng giun móc, cần chú ý các biện pháp phòng như quản lý, xử lý phân tốt, bảo vệ da tránh bị ấu trùng xâm nhập. 7. Điều trị Do giun lươn có thể sinh sản ngay trong cơ thể người nên việc điều trị cần tiếp tục cho đến khi giun bị loại trừ hết. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch cần xét nghiệm giun lươn trước và sau nhừng khoảng thời gian nhất định. Có thể dùng các thuốc sau: - Invermectin là thuốc được lựa chọn với liều 200µg/kg mỗi ngày trong 1 -2 ngày. Người suy giảm miễn dịch hoặc hội chứng nhiễm giun nặng cần được điều trị kéo dài - Thiabendazol 25mg/kg một liều trong 2-3 ngày, thuốc đươc cho sau bữa ăn chia 2 lần/ngày. - Albendazol 400mg, 2 lần/ngày trong 3 – 7 ngày và nhắc lại sau 1 tuần. Thuốc này tỏ ra kém hiệu quả hơn 2 loại trên RE: [LT] Giun lươn (Strongyloides stercoralis) - manhtrung2712 - 10-08-2014 cho e hỏi là tài liệu này được trích ra từ sách nào vậy ạ? |