Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[LT] Hoá sinh gan - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-99.html)
+---- Chủ đề: [LT] Hoá sinh gan (/thread-442.html)



[LT] Hoá sinh gan - tuyenlab - 05-10-2012

NỘI DUNG:


Gan là một cơ quan đóng vai trò tích cực trong chuyển hoá các chất, là nơi tổng hợp và phân ly các chất để cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Các chức năng của gan liên quan mật thiết với nhau. Do vị trí quan trọng và các đặc điểm chuyển hoá trên nên bệnh lý hệ thống gan mật gây rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. Các xét nghiệm chức năng gan có nhiều, cần phải chọn lựa và phối hợp sử dụng để đạt hiệu quả tốt.

Gan là cơ quan lớn nhất cơ thể, trọng lượng trung bình 2 kg (chiếm khoảng 3% thân trọng). Lượng máu lưu thông qua gan rất lớn, 1 - 2lít/phút, khoảng 1/3 lượn máu lưu thông toàn cơ thể.

Gan có nhiều chức năng: bài tiết mật, chuyển hoá các chất, khử độc, dự trữ máu, tham gia quá trình đông máu và tạo máu thời kỳ bào thai.

1. Thành phần hoá học của gan
Gan có 70% là nước, chất khô chiếm 30%. Trong đó có các chất sau:
[table=95][tr][td]Các chất[/td][td]Tỷ lệ %[/td][/tr][tr][td]Nước[/td][td]65 - 75%[/td][/tr][tr][td]Chất khô[/td][td]25 - 30%[/td][/tr][tr][td]Protein[/td][td]12 - 15%[/td][/tr][tr][td]Glycogen[/td][td]2 -10[/td][/tr][tr][td]Glucose[/td][td]0,1[/td][/tr][tr][td]Lipid trung tính[/td][td]2,0[/td][/tr][tr][td]Phospholipid[/td][td]2,5[/td][/tr][tr][td]Cholesterol[/td][td]0,3[/td][/tr][/table]


1.1. Protein
Protein chiếm khoảng 1/2 khối lượng chất khô của gan (tức 15% trọng lượng gan tươi). Các protein của gan là albumin, globulin, nucleoprotein, collagen và protein chứa sắt (ferritin). Ferritin đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá sắt và là dạng dự trữ sắt trong cơ thể. Ngoài ra trong gan còn chứa nhiều acid amin tự do như cystein, methionin, tyrosin, tryptophan, glycin, histidin và đặc biệt là acid glutamic.

1.2. Glucid
Glucid ở gan chủ yếu là glycogen (chiếm từ 2 - 10% trọng lượng chất khô của gan). ở người trưởng thành, glycogen ở gan có thể tới 150 - 200 g.

1.3. Lipid
Gan chứa một lượng lipid khá lớn (chiếm khoảng 5% trọng lượng khô). Trong đó 40% là lipid trung tính, 50% là phospholipid và 10% là cholesterol.

1.4. Enzym và vitamin
Gan là nơi chứa nhiều enzym nhất. Gan chứa nhiều hệ thống enzym mà cơ quan khác không có như hệ enzym tổng hợp urê, hệ enzym tổng hợp glycogen từ các ose khác, hệ enzym tân tạo glucose... Do vậy mà gan có vai trò quan trọng trong các chuyển hoá.
Gan còn chứa nhiều vitamin như: caroten, vitamin D[sub]3[/sub], các vitamin nhóm B (B[sub]1[/sub], B[sub]2[/sub], B[sub]6[/sub], B[sub]12[/sub]...) và vitamin C. Gan là nơi dự trữ một số vitamin trong cơ thể như vitamin B[sub]12[/sub], vitamin D, vitamin A... Lượng vitamin A dự trữ trong gan có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể từ 1 - 2 năm.
Ngoài ra trong gan còn chứa nhiều muối vô cơ quan trọng như: Na[sup]+[/sup], K[sup]+[/sup], Ca[sup]2+[/sup], Mg[sup]2+[/sup] ...
2. Các chức năng hoá sinh của gan

2.1. Chức phận tạo mật
Gan bài tiết 1 lít mật/ngày, mật dùng để nhũ tương hoá lipid và giúp cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu. Mật được tiết ra từ những tế bào gan, qua ống dẫn mật, xuống dự trữ, cô đặc ở túi mật và được bơm xuống tá tràng khi tiêu hoá.
2.1.1. Thành phần hoá học của mật
Thành phần chính của mật gồm 3 chất: muối mật, sắc tố mật và cholesterol.
Tác dụng chính của mật chủ yếu do muối mật. Muối mật là dẫn xuất của acid mật liên hợp với glycin hoặc taurin rồi kết hợp với Na hoặc K (acid cholic, acid deoxycholic, acid litocholic). Các acid mật được tổng hợp từ cholesterol, gan là nơi duy nhất tổng hợp acid mật.
Một thành phần quan trọng khác của mật là sắc tố mật. Sắc tố mật là sản phẩm thoái hoá của hemoglobin. Sắc tố mật chủ yếu là bilirubin liên hợp và biliverdin.
2.1.2. Quá trình bài xuất mật
Mật được tạo ra từ tế bào gan, dự trữ ở túi mật, khi tiêu hoá, mật được tiết xuống ruột (tá tràng). Muối mật không bị biến đổi về mặt hoá học, phần lớn nó được tái hấp thu qua hệ tĩnh mạch cửa về gan, một phần nhỏ theo phân ra ngoài. Lượng mật bài xuất hàng ngày tuỳ thuộc vào tính chất và khối lượng thức ăn. Mật có màu vàng là do có bilirubin, còn mật trong túi mật có màu xanh lá cây hoặc nâu nhạt là do mật được cô đặc và một phần bilirubin bị oxy hoá thành biliverdin.
[Image: 269d17d0b24c43a55419d2f903d604e6_4453606...nhgan1.png]

Hình 49. Quá trình vận chuyển của muối mật Do mật có chức năng tiêu hoá lipid và hấp thu các viamin tan trong dầu nên những tổn thương gan và đường mật đều ảnh hưởng đến quá trình tạo mật, đến quá trình hấp thu tiêu hoá lipid và các vitamin tan trong dầu và việc đào thải một số chất độc qua đường mật. Trong trường hợp tắc mật (do sỏi, do giun...), viêm gan có tắc mật thì muối mật và sắc tố mật ứ lại trong máu và xuất hiện ở nước tiểu. Trong trường hợp có tan máu, chỉ có sắc tố mật xuất hiện ở nước tiểu còn muối mật thường không có.
[i]
2.2. Chức phận chuyển hoá glucid
[/i]
Đây là chức phận glycogen của gan, gồm hai quá trình: tổng hợp glycogen và phân ly glycogen thành glucose cung cấp cho các cơ quan sử dụng.
2.2.1. Tổng hợp glycogen
Gan tổng hợp glycogen từ glucose: khi nồng độ glucose máu tăng (sau khi ăn no) trên 1,0g/l, glucose sẽ được gan giữ lại và tăng quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể nhờ enzym glycogen synthetase và enzym nhánh.
Gan còn tổng hợp glycogen từ các ose khác như fructose, galactose, mannose nhờ hệ enzym đồng phân chỉ có ở trong gan.
Ngoài ra, gan còn tổng hợp glycogen từ các sản phẩm chuyển hoá trung gian như lactat, pyruvat, acetyl CoA... nhờ hệ thống enzym chỉ có ở gan. Đây là quá trình tân tạo glucose, điểm khác biệt giữa gan và cơ. Các chất chuyển hoá trung gian ở cơ sẽ được vận chuyển về gan để tân tạo glucose và tổng hợp nên glycogen.
2.2.2. Phân ly glycogen
Sự phân ly glycogen có thể theo hai con đường:
- Thuỷ phân glycogen nhờ enzym amylase và maltase.
- Phosphoryl phân nhờ sự tham gia của enzym phosphorylase và các enzym cắt nhánh khác:
[Image: 41dae990bb7476f07ee429ca59f10bf4_4453609...nhgan2.png]
Glucose được hình thành sẽ thấm qua màng tế bào gan vào máu rồi đi đến các cơ quan của cơ thể. Quá trình này xảy ra mạnh khi nồng độ glucose máu giảm dưới 1,0 g/l (khi cơ thể đang đói).
Chính nhờ chức phận glycogen của gan mà gan có vai trò tích cực trong quá trình điều hoà đường máu cùng với các yếu tố thần kinh và nội tiết khác.
Để thăm dò chức phận chuyển hoá glucid của gan, người ta dùng nghiệm pháp tăng glucose máu: cho bệnh nhân uống 50g glucose trong 250ml nước (khi đói). Trước và sau khi uống nửa giờ một lần, lấy máu định lượng glucose, làm trong 3 giờ liền. Bình thường glucose máu tăng ngay sau khi uống nửa giờ (từ 100 mg% - 150 mg%) rồi giảm dần và trở về bình thường sau 3 giờ. Khi chức năng gan suy giảm, khả năng chuyển glucose thành glycogen kém đi, nồng độ glucose máu sẽ tăng cao hơn có thể lên đến 200 mg% sau 1 giờ và trờ về mức cũ sau 3 giờ.

[Image: 2ac615f4592765b4f12d10d72ae7691f_4453612...nhgan3.png]

Hình 50. Nghiệm pháp tăng đường huyết ở người bình thường và ở bệnh nhân suy gan
Ngoài ra còn có nghiệm pháp tiêm adrenalin, nghiệm pháp galactose niệu...

2.3. Chức phận chuyển hoá lipid
Gan là nơi duy nhất sản xuất muối mật để nhũ tương hoá lipid, do vậy chuyển hoá lipid xảy ra nhanh và mạnh mẽ ở gan. Quá trình (oxy hoá acid béo xảy ra mạnh ở gan, một phần nhỏ acetyl CoA được đốt cháy trong chu trình acid citric tạo CO[sub]2[/sub], H[sub]2[/sub]O và ATP. Một phần dùng làm nguyên liệu để tổng hợp cholesterol để gan tổng hợp acid mật và các hormon steroid, phần còn lại được tổng hợp thành thể cetonic. Thể cetonic được hình thành ở gan đến các mô và tái tạo lại acetyl CoA để mô sử dụng, đặc biệt là não và thận.
Quá trình tổng hợp lipid trong gan không mạnh bằng mô mỡ nhưng gan tổng hợp lipid cho gan, tổng hợp các lipoprotein và acid béo tự do cho máu. Gan là nơi chủ yếu tổng hợp phospholipid, quá trình này quan trọng trong việc vận chuyển mỡ ra khỏi gan, tránh ứ đọng mỡ trong gan.
Gan tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA và quá trình este hoá cholesterol xảy ra trong gan (gan là nơi duy nhất tổng hợp ra enzym của quá trình này). Lượng cholesterol este hoá chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng cholesterol. Khi gan tổn thương thì lượng cholesterol este hoá giảm và tỷ số cholesterol este/cholesterol toàn phần giảm.

2.4. Chức phận chuyển hoá protid
Quá trình trao đổi và khử amin xảy ra rất mạnh trong gan do gan chứa nhiều acid glutamic và các enzym trao đổi amin. Các enzym chuyển amin hoạt động mạnh trong gan như AST (GOT) và ALT (GPT). Khi tế bào gan bị tổn thương (viêm gan virus), các enzym transaminase tăng cao trong máu, có khi gấp hàng trăm lần bình thường, nhất là ALT.
Gan tổng hợp protein cho bản thân gan và cung cấp cho máu. Gan tổng hợp toàn bộ albumin, một phần lớn globulin cho huyết thanh, gan còn tổng hợp fibrinogen, ferritin và prothrombin cho huyết tương. Khi suy gan thì lượng protein toàn phần sẽ giảm, đặc biệt là albumin và tỷ lệ albumin/globulin giảm. Gan còn cung cấp các acid amin tự do cho máu để đưa tới các cơ quan khác tổng hợp protein.
Gan có khả năng tổng hợp urê từ NH[sub]3[/sub] rất mạnh, đây là cơ quan duy nhất có khả năng tổng hợp urê hoàn chỉnh vì gan có đầy đủ các enzym của chu trình urê. Khi gan bị tổn thương 4/5, khả năng tổng hợp urê của phần gan còn lại vẫn bình thường.

2.5. Chức phận khử độc
Trong cơ thể chất độc có thể sinh ra từ hai nguồn:
- Nội sinh: những sản phẩm của quá trình chuyển hoá như H[sub]2[/sub]O[sub]2[/sub], bilirubin, NH[sub]4[/sub][sup]+[/sup]...
- Chất độc ngoại sinh: do cơ thể tiếp nhận từ ngoài vào như qua đường ăn uống, hơi thở, da... Loại chất độc này bao gồm các chất như alcol, thuốc kháng sinh, thuốc ngủ...
Các chất độc này khi vào trong cơ thể, phần lớn được đưa về gan và gan sẽ khử độc theo hai cơ chế :
- Cố định và thải trừ.
- Khử độc hoá học.

2.5.1. Cơ chế cố định và thải trừ
Các chất độc được gan giữ lại rồi đào thải qua đường mật, chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, hầu như không bị biến đổi về mặt hoá học. Các chất khử độc theo cơ chế này thường là các muối kim loại nặng (Cu, Pb...), các chất màu.
Để thăm dò chức năng này của gan, người ta dùng nghiệm pháp BSP (Bromo sulfophtalein). Tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân một lượng chất màu (dung dịch BSP 5%), 5 mg /kg cân nặng, rồi sau một thời gian nhất định, lấy máu bệnh nhân định lượng chất màu đó. Nếu chức năng gan còn tốt thì chất màu bị gan giữ lại và nồng độ của chúng trong máu thấp (15 phút còn 25%, 30 phút còn 15%, 60 phút còn 0%), nếu chức năng gan bị suy giảm thì nồng độ của chúng trong máu vẫn rất cao.

2.5.2.Cơ chế khử độc hoá học
Gan khử độc theo cơ chế này là quan trọng nhất, chất độc bị gan giữ lại và làm cho biến đổi về hoá học thành những chất không độc, dễ tan và được đào thải ra ngoài. Điển hình của khử độc bằng cơ chế này là quá trình chuyển NH[sub]3[/sub] thành urê, bilirubin tự do thành bilirubin liên hợp. Trong quá trình này phần lớn các chất độc trải qua các phản ứng:
+ Khử độc bằng oxy hoá.
+ Khử độc bằng khử oxy.
+ Khử độc bằng hydroxy hoá.
+ Khử độc bằng methyl hoá.
+ Khử độc bằng khử methyl.
+ Khử độc bằng cách liên hợp.
Với hình thức khử độc bằng liên hợp, gan có nhiều hình thức:
- Phản ứng liên hợp với glycin: acid benzoic liên hợp với glycin tạo thành acid hyppuric (ứng dụng khả năng này có nghiệm pháp Quick để đánh giá chức năng gan).

- Phản ứng liên hợp sulfonic: sản phẩm thối rữa của đường tiêu hoá như indol, scatol, phenol...

- Phản ứng liên hợp acid acetic: các sulfamid.

- Phản ứng liên hợp glutamin.

- Phản ứng liên hợp glucuronic: bilirubin tự do, hormon steroid... thường được khử độc theo cách này. Bilirubin tự do có thể liên hợp với một hoặc hai acid glucuronic tạo bilirubin liên hợp.

3. Xét nghiệm hoá sinh hệ thống gan mật
Các xét nghiệm hoá sinh hệ thống gan mật rất đa dạng, chức phận hoá sinh của gan rất phong phú nên không một xét nghiệm nào thăm dò hoàn chỉnh cho từng chức năng. Do vậy cần phối hợp nhiều loại xét nghiệm và các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh của hệ thống gan mật.
Các xét nghiệm hoá sinh thường dùng trong chẩn đoán bệnh gan mật

- Xét nghiệm về protein: định lượng protein, globulin, điện di protein, xác định một số yếu tố đông máu qua thử nghiệm Quick, phản ứng Gros, Maclagan...

- Xét nghiệm bilirubin máu và tìm sắc tố mật, muối mật trong nước tiểu.

- Các xét nghiệm enzym: xác định hoạt độ enzym transaminase, esterase, amylase, OCT, LDH, (GT... trong huyết thanh.
- Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid trong huyết thanh. - Nghiệm pháp tăng glucose máu, nghiệm pháp galactose niệu, nghiệm pháp BSP...



RE: [LT] Hoá sinh gan - luongphuong_xn4a - 04-04-2013

thầy ơi cho em hỏi tên của 10 en zym trong hóa sinh gan là gì ?


RE: [LT] Hoá sinh gan - tuyenlab - 04-04-2013

(04-04-2013, 09:55 PM)luongphuong_xn4a Đã viết: thầy ơi cho em hỏi tên của 10 en zym trong hóa sinh gan là gì ?

Em định hỏi 10 enzym trong xét nghiệm hóa sinh gan hay 10 enzym có nguồn gốc từ gan.


RE: [LT] Hoá sinh gan - tuyenlab - 04-04-2013

(04-04-2013, 09:55 PM)luongphuong_xn4a Đã viết: thầy ơi cho em hỏi tên của 10 en zym trong hóa sinh gan là gì ?

Em định hỏi 10 enzym trong xét nghiệm hóa sinh gan hay 10 enzym có nguồn gốc từ gan.


RE: [LT] Hoá sinh gan - NguyenHuong - 04-06-2013

Thầy ơi, các xét nghiệm về enzym liên quan đến bệnh lý gan mật ???


RE: [LT] Hoá sinh gan - tuyenlab - 04-07-2013

(04-06-2013, 12:03 AM)NguyenHuong Đã viết: Thầy ơi, các xét nghiệm về enzym liên quan đến bệnh lý gan mật ???

Bệnh lý gan mật em xem ở đây: http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=695


RE: [LT] Hoá sinh gan - Thu Mai - 05-23-2014

Nói "Acid mật là dẫn xuất của acid cholanic" thì có đúng không ạ??
e biết acid mật là dẫn xuất của acid cholic nhưng trong một bài tập của em có hỏi như vậy,em có tìm về acid cholanic thì không thấy ah.


RE: [LT] Hoá sinh gan - anhnaruto - 10-22-2017

thầy ơi sao mấy anh không xem được vậy