[TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-107.html) +---- Chủ đề: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét (/thread-415.html) Trang:
1
2
|
[TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - tuyenlab - 04-27-2012 QUAN SÁT HÌNH THỂ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
NỘI DUNG 1. Đặc điểm nhận dạng ký sinh trùng sốt rét 1.1 Hình thể: Hình thể ký sinh trùng sốt rét rất phức tạp và đa dạng tuỳ theo từng giai đoạn phát triển và loại ký sinh trùng sốt rét. Phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi để xác định hình thể của ký sinh trùng sốt rét ở chu kỳ vô tính trong hồng cầu thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh sốt rét. 1.2 Cấu tạo: 1.2.1 Ký sinh trùng sốt rét Sau khi nhuộm giemsa, để xác định là ký sinh trùng sốt rét cần căn cứ vào các yếu tố sau: Nhân ký sinh trùng tròn, bắt màu đỏ. Nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời. Không bào không bắt màu. Hạt sắc tố của ký sinh trùng bắt màu nâu đen hoặc nâu ánh vàng. 1.2.2 Hồng cầu bị ký sinh. Hồng cầu bị ký sinh có thể trương to, méo mó, biến dạng và các hạt đặc hiệu. Khi xác định là ký sinh trùng sốt rét thì phải phát hiện được tối thiểu 2 yếu tố, thường là nhân và nguyên sinh chất. Tuỳ theo hình thái và sự kết hợp của các yếu tố mà chia ra các thể của ký sinh trùng sốt rét: - Thể tư dưỡng (thể nhẫn). - Thể phân liệt. - Thể giao bào. 1.3 Kích thước: Kích thước ký sinh trùng sốt rét khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn phát triển. Khi mới xâm nhập vào hồng cầu (thể tư dưỡng non), kích thước ký sinh trùng chiếm khoảng 1/6- 1/5 kích thước hồng cầu. Khi ký sinh trùng phát triển hoàn chỉnh chiếm gần hết kích thước hồng cầu, thậm chí kéo dài hồng cầu. 2. Quan sát ký sinh trùng sốt rét 2.1. Trên tiêu bản giọt máu đàn: 2.1.1. Thể tư dưỡng trẻ (Trophozoite): - Thể tư dưỡng trẻ của P.falciparum: Nhân tròn, nhỏ, gọn, chắc, bắt màu đỏ, thường có 1 nhân, đôi khi gặp 2 nhân. Nguyên sinh chất thanh mảnh, phân bố đều, bắt màu xanh da trời. Có thể nguyên sinh chất hình nhẫn, hình chấm phẩy, hình cánh nhạn… Kích thước 1/5- 1/4 hồng cầu (1,5- 2 mm), có thể gặp 1-4 thể nhẫn ký sinh trong một hồng cầu. - Thể tư dưỡng trẻ của P.vivax: Nhân tròn và to hơn nhân của P.falciparum, thường có một nhân Nguyên sinh chất nhiều hơn, to hơn, thô hơn của P.falciparum, nguyên sinh chất phân bố không đều, đôi khi đứt đoạn, méo mó. Kích thước bằng 1/3 - 1/2 hồng cầu (2,5-4 mm), rất ít gặp hai nhẫn ký sinh trong một hồng cầu - Thể tư dưỡng trẻ của P.malariae: Gần giống như thể tư dưỡng trẻ của P.vivax nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ có một nhân, chỉ có một ký sinh trùng trong một hồng cầu - Thể tư dưỡng trẻ của P.ovale: Nhân tròn, nhỏ, mắt màu đỏ. Nguyên sinh chất thô, chắc, phân bố đều, không đứt đoạn Kích thước nhỏ hơn so với P.vivax, trong một hồng cầu chỉ có một ký sinh trùng ký sinh. 2.1.2. Thể tư dưỡng trưởng thành (tư dưỡng già) - Thể tư dưỡng già của P.falciparum: Nhân phát triển kéo dài ra. Nguyên sinh chất nhiều và dày hơn. Hạt sắc tố hình que, màu nâu ánh vàng rải rác hoặc tập trung thành đám trên nguyên sinh chất. Thể tư dưỡng già của P.falciparum ít gặp trên tiêu bản máu ngoại vi, có thể gặp ở bệnh nhân sốt rét ác tính. - Thể tư dưỡng già của P.vivax: Nhân phát triển kéo dài ra, đôi khi tách làm đôi. Nguyên sinh chất phát triển nhiều lên, thô, xốp, thường đứt đoạn, phân bố không đều, chỗ rộng chỗ hẹp méo mó tạo thành nhiều chân giả ( còn gọi là thể amip), khoảng không bào thường lớn. Hạt sắc tố hình chấm nhỏ màu nâu đen hoặc màu nâu ánh vàng năm rải rác trên nguyên sinh chất. - Thể tư dưỡng già của P. malariae: Nhân phát triển kéo dài ra thường nằm lệch một bên nguyên sinh chất Nguyên sinh chất phát triển nhiều lên, thô, chắc, phân bố đều hình bầu dục, đôi khi như chiếc khăn vắt ngang hồng cầu. Hạt sắc tố hình chấm nhỏ, nhiều, màu nâu ánh vàng, rải rác trên nguyên sinh chất. - Thể tư dưỡng già của P.ovale: Nhân kéo dài ra. Nguyên sinh chất phát triển nhiều lên, dày, thô, phân bố đều nhưng đứt đoạn. Hạt sắc tố ít, thô, màu nâu đen hoặc nâu ánh vàng rải rác trên nguyên sinh chất. 2.1.3. Thể phân liệt (Schizonte) - Thể phân liệt của P. falciparum: Nhân ký sinh trùng phân chia từ 12-30 mảnh, sắp xếp không đều nhau, tập trung thành đám. Nguyên sinh chất phân chia kèm theo một mảnh nhân là một mảnh nguyên sinh chất. Hạt sắc tố hình que màu nâu đen ánh vàng tập trung thành đám hoặc thành tảng. Thể phân liệt ít gặp ở tiêu bản máu ngoại vi, thường gặp trong trường hợp bệnh nhân sốt rét nặng và ác tính. - Thể phân liệt của P. vivax: Nhân phân chia 12 - 24 mảnh sắp xếp không đều tập trung thành từng đám. Mỗi mảnh nhân kèm theo một mảnh nguyên sinh chất. Hạt sắc tố mịn, màu nâu đen hoặc nâu ánh vàng rải rác xen kẽ giữa các mảnh nhân ký sinh trùng hoặc tập trung thành đám. - Thể phân liệt của P. malariae: Nhân phân chia 6-12 mảnh sắp xếp đều nhau đôi khi như hình hoa thị. Nguyên sinh chất đi kèm theo các mảnh nhân, đôi khi không rõ. Hạt sắc tố tập trung thành đám ở trung tâm. - Thể phân liệt của P. ovale: Gần giống thể phân liệt của P. malariae. Nhân phân chia 4-12 mảnh sắp xếp đều thành một đám Mỗi mảnh nhân kèm theo một mảnh nguyên sinh chất. Hạt sắc tố màu nâu đen hoặc nâu ánh vàng tập trung thành đám ở trung tâm 2.1.4. Thể giao bào (Gametocyte): - Thể giào bào của P. falciparum: Giao bào non hình tròn hoặc hình bầu dục, giao bào đực hình quả chuối hoặc hình liềm. Nhân tròn bắt màu đỏ nằm ở giữa. Nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời. Hạt sắc tố hình que màu nâu ánh vàng tập trung quanh nhân. Đôi khi có thể thấy dây hồng cầu (rải khăn quàng) hoặc giao bào chỉ có nhân và hạt sắc tố Giao bào cái nhỏ hơn, hai đầu nhọn hơn, nhân nhỏ hơn, các hạt sắc tố chụm quanh nhân, nguyên sinh chất sẫm màu hơn. Giao bào đực kích thước to hơn, 2 đầu tày hơn, nhân to hơn, nguyên sinh chất sáng màu hơn, hạt sắc tố rải rác trên nguyên sinh chất. - Thể giao bào của P. vivax: Giao bào của P.vivax hình tròn hoặc bầu dục, khó phân biệt giao bào non và giao bào trưởng thành. Nhân thường nằm lệch một bên nguyên sinh chất. Nguyên sinh chất dày, to. Hạt sắc tố màu nâu ánh vàng rải rác trên nguyên sinh chất. Giao bào cái thường to hơn giao bào đực, nhân nhỏ hơn, nguyên sinh chất sẫm màu hơn. Đôi khi gặp giao bào chỉ có nhân và hạt sắc tố. - Thể giao bào của P.malariae: Giao bào của P.malariae gần giống giao bào của P.vivax, hạt sắc tố màu đen hoặc màu nâu ánh vàng rải rác trên nguyên sinh chất. Giao bào của P.ovale: Tương tự giao bào của P.malariae. 2.1.5 Đặc điểm hồng cầu bị ký sinh: Hồng cầu bị P.falciparum ký sinh: Kích thước hầu như bình thường, không trương to. Có thể gặp hồng cầu có nhiều khía hình răng cưa. Hồng cầu hơi nhạt màu, rìa hồng cầu màu sẫm hơn. Trong hồng cầu có những hạt Maurer to, thưa thớt, bắt màu đỏ (kích thước khoảng 1 mm). Hồng cầu bị P.vivax ký sinh: Hồng cầu bị trương to, méo mó, hình bầu dục. Trong hồng cầu có những hạt Schuffner nhỏ, nhiều, lấm tấm bắt mầu đỏ (kích thước khoảng 0,5 mm). Hồng cầu bị P.malariae ký sinh: Hồng cầu không thay đổi, màu không bị nhạt, gần như không có hạt. Hồng cầu bị P.ovale ký sinh: Hồng cầu hơi trương to, đôi khi méo mó, hình bầu dục hoặc kéo dài hình đuôi nheo, màu sẫm. Rìa hồng cầu có các hạt Schuffner rải rác bắt màu đỏ. 2.2 Trên tiêu bản giọt đặc: Hình thể của ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt đặc cơ bản giống trên tiêu bản giọt đàn nhưng do hồng cầu bị phá vỡ nên hình thể có thể thay đổi đôi chút và không đẹp bằng ở trên tiêu bản giọt đàn nhưng ký sinh trùng tập trung nhiều hơn. 5. Những hình thể dễ nhầm với ký sinh vật sốt rét Khi soi kính tìm ký sinh trùng sốt rét có thể gặp một số hình ảnh dễ nhầm với ký sinh trùng sốt rét là: - Tiểu cầu nếu đứng riêng lẻ có thể nhầm với thể tư dưỡng trẻ nếu đứng tập trung dễ nhầm với thể phân liệt. - Bạch cầu hạt bị nát có thể nhầm với thể tư dưỡng già. - Hồng cầu lưới dễ nhầm với thể tư dưỡng của P.vivax, hồng cầu hạt lưới dễ nhầm với thể phân liệt. - Cặn thuốc nhuộm giemsa có thể nhầm với nhân của ký sinh trùng. - Các loại vi khuẩn hình cầu hoặc bầu dục có nhân ở giữa có thể nhầm với giao bào, các trực khuẩn có thể nhầm với thể tư dưỡng của P.falciparum. - Các loại nấm mốc mọc trên tiêu bản sau khi nhuộm và một số tế bào thực vật có thể nhầm với giao bào của P.falciparum và P.vivax. 6. Hình thể các loại Plasmodium - Plasmodium falciparum [font=\.VnTime]- [/font]Plasmodium vivax RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - minhduc - 04-27-2012 trong nay tớ rất hay gặp kstsr và soi khá tốt,nếu bạn nào trong lớp minh muón tìm hiểu thêm hay có thắc thì ola cho tớ nhé,ta cùng giả quyết. RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - xuantruonghvqy - 10-23-2012 Thanks các bác, em sẽ cố gắng! nhưng khó thật đấy RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - co_dai - 10-23-2012 thực ra Falci thì dễ mà,vivax có phức tạp một chút nhưng k sao,chú ý một tí là ok á RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - lehoaithu_93 - 11-28-2012 Mai kiẻm tra rồi mà em còn chưa nhận biết tốt hình thể nữa RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - xeptan2 - 03-06-2013 de tim, kí sinh trùng sốt rét mình tìm ở vị trí nao trên lam. Ở giữa lam hay mép lam vay ban RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - tuyenlab - 03-06-2013 (03-06-2013, 09:29 AM)xeptan2 Đã viết: de tim, kí sinh trùng sốt rét mình tìm ở vị trí nao trên lam. Ở giữa lam hay mép lam vay ban Nếu là lam nhuộm bạn nên xem ở cuối lam, phần các hồng cầu đứng riêng lẻ nhé! RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - phamquyetchien_xn - 03-10-2013 theo mình học thì nên xem hết. nhiều lam nhìn ở cưối lam âm tính mà khi lại phía hồng cầu chồng chất lên nhau lại có. nhất là mấy ng nhiễm nhẹ ấy. ( mới bị ăn 0 ) kaka. thể tư dưỡng trẻ của vivax khó phân biệt với Falciparum lém nhất là mấy lam nhuộm chất lượng kém RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - skullsaphia - 06-14-2013 (03-06-2013, 01:53 PM)tuyenlab Đã viết:(03-06-2013, 09:29 AM)xeptan2 Đã viết: de tim, kí sinh trùng sốt rét mình tìm ở vị trí nao trên lam. Ở giữa lam hay mép lam vay ban tìm kst sốt rét phải tìm ở 1/3 phía đầu lam bạn à...vì khi ở cuối lam máu đc kéo mỏng, hồng cầu dàn đều ra, bắt màu nhạt hơn thì ta khó phận biệt đc đâu là falci đâu là vivax. RE: [TH] Quan sát hình thể ký sinh trùng sốt rét - svxn_hmtu - 06-27-2013 Tại sao thể tư dưỡng già và phân liệt của P.Falciparum ít g ặpmáu ngoại vi và chỉ gặp trong sốt rét ác tính . Mai thi rồi ' giở vở ra thấy dấu hỏi to đùng |