[TH] Cấy phân - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-98.html) +---- Chủ đề: [TH] Cấy phân (/thread-316.html) |
[TH] Cấy phân - tuyenlab - 03-23-2012 MẪU PHÂN VÀ CẤY PHÂN
1. CHỈ ĐỊNH CẤY PHÂN - Chỉ định cấy phân khi bệnh nhân bị tiêu chảy hay bị các rối loạn tiêu hóa nghi do bị nhiễm trùng tiêu hóa. - Đứng trước các bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau đây, nên cho chỉ định cấy phân: tiêu chảy, lỵ với phân có mủ, nhầy hay máu, bị cơn đau bụng. 2. THỜI ĐIỂM LẤY PHÂN - Nên lấy vào giai đoạn sớm, càng sớm càng tốt của bệnh. - Lấy phân khảo sát trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh 3. CÁCH LẤY MẪU PHÂN - Có thể lấy phân tươi, tốt nhất là vùng nhầy máu, cho vào lọ sạch; rộng miệng; nắp vặn chặt có gắn mái chèo (dùng lọ lấy mẫu phân không F[sub]2[/sub]M), gửi đến phòng thí nghiệm. Phân tươi phải được cấy trong vòng không quá 2 giờ sau khi lấy mẫu. - Có thể dùng tăm bông nhúng vào phân, vùng nhầy máu, cho vào môi trường chuyên chở Cary – Blair (dùng cặp đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Cary – Blair) rồi gửi đến phòng thí nghiệm. Môi trường chuyên chở Cary – Blair có thể giữ mẫu phân trong hơn 48h. Tuy nhiên, phải tiến hành cấy càng sớm càng tốt. Trong trường hợp nghi bệnh nhân bị thổ tả (do vi khuẩn tả), có thể cho tăm bống lấy phân vào ống môi trường pepton kiềm để vừa tăng sinh, vừa chuyên chở đến phòng thí nghiệm. - Có thể lấy mẫu phân bằng tăm bông quệt hậu môn rồi cho vào môi trường chuyên chở (dùng cặp đũa tăm bông vô trùng/ tube đũa Cary – Blair) để gửi ngay đến phòng thí nghiệm. - Có thể không dùng môi trường chuyên chở nếu tăm bông lấy phân (dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu) được nuôi cấy trong vòng 30 phút sau khi lấy mẫu. 4. KHẢO SÁT ĐẠI THỂ Quan sát mẫu phân và ghi nhận: - lỏng hay đặc? có nhầy, có máu không? - Màu: trắng, vàngm nâu đen? Có giun sán không? 5. KHẢO SÁT VI THỂ Chỉ khảo sát vi thể trong các trường hợp sau: - Làm phết soi tươi trong trường hợp nghi tả. - Làm phết nhuộm gram trong trường hợp nghi tả và nghi Campylobacter jejuni. 6. NUÔI CẤY - Có thể cấy phong phú vào các môi trường: + GN broth để phong phú cả Salmonella lẫn Shigella + Pepton kiềm để phong phú Vibrio + Campy – thio để phong phú C.jejuni - Cấy ngay phân, hay cấy từ môi trường phong phú đã cấy phân vào các hộp thạch phân lập: + Tối thiểu là MC (hay EMB) và SS (hay XLD hay HE) + Nếu có yêu cầu tìm Vibrio, cấy thêm lên MEA hay TCBS. + Nếu có nghi nấm, cấy thêm thạch Sabourand - Các hộp thạch phân lập phải được ủ 35 -37[sup]o[/sup]C trong tủ ấm. Riêng hộp Campy-cap thì ủ vi hiếu khí trong nhiệt độ 42[sup]o[/sup]C. - Quan sát hộp thạch sau khi ủ qua đêm, chọn khóm vi khuẩn nghi ngờ để tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ. - Đối với các khóm vi khuẩn nghi ngờ Salmonella hay Shigella thì có thể làm phản ứng tụ với kháng huyết thanh đặc hiệu để định nhóm hay định type. 7. CÁC VI KHUẨN LÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH TÌM THẤY TRONG MẪU PHÂN - Các vi khuẩn chắc chắn gây bệnh: Salmonella, Shigella, các E.coli gây bệnh (ETEC, EPEC, EIEC, VETEC), S. aureus (có enterotoxin), V. cholerae và các Vibrio khác, Campylobacter jejuni và các Campylobacter khác, Yersinia enterocolitica và các Yersinia khác, Clotridium difficile (có toxin). - Các vi khuẩn có thể gây bệnh: Plesiomonas, Aeromonas. - Các vi khuẩn khác có thể gây bệnh nếu chiếm đa số do bị loạn khuẩn. 8. CẤY PHÂN – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 8.1. Phương tiện nào thích hợp để lấy và chuyên chở mẫu phân? - Nếu lấy mẫu phân tươi thì tốt nhất là dùng lọ sạch có mái chèo gắn trên nắp để lấy mẫu. Cũng có thể dùng tăm bông vô trùng để quệt lấy mẫu phân. Mẫu phân tươi phải được gửi đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm ngay vì nếu châmạ trễ thì sẽ làm giảm cơ hội phát hiện các vi khuẩn gây bệnh. - Trong điều kiện hiện nay, tốt nhất là dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng / tube đũa Cary- Blair để lấy mẫu phân. Lý do là với phương tiện này, phòng thí nghiệm có thể dồn mẫu lại để cấy vào cuối ngày hay vào thời điểm thích hợp nhất trong ngày mà không cần phải cấy ngày mỗi khi nhận được mẫu. - Tránh dùng các lọ penicillin rửa sạch, tube nắp gòn với tăm bông tự quấn hay các lọ ngựa, hũ thủ tinh để lẫy mẫu phân vì như vậy sẽ không an toàn trong khâu gửi mẫu hay trong thao tác xét nghiệm. 8.2. Tại sao đa số các trường hợp tiêu chảy xét nghiệm phân thường âm tính? - Có thể bệnh bị tiêu chảy không phải do vi khuẩn mà do các nguyên nhân khác như do virus, do thẩm thấu, do đau bao tử, hay do các rối loạn tiêu hóa khác. Một tác nhân virus thường gây tiêu chảy là Rota virus và phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng có thể phát hiện tác nhân này nếu có phương tiện sinh học phân tử (PCR, hay chỉ cần ly trích ARN toàn phần rồi điện di để phát hiện 11 vạch ARN đặc hiệu của virus) hay miễn dịch (tụ latex hay điện di miễn dịch tối lưu để phát hiện kháng nguyên đặc hiệu của virus trong phân). - Có thể bệnh nhân bị tiêu chảy do các tác nhân vi khuẩn ngoài khả năng phát hiện của phòng thí nghiệm do thiếu phương tiện, hay do phòng thí nghiệm không có kinh nghiệm để phát hiện như E. coli (EPEC, ETEC, EIEC, EHEC, VETEC), S. aureus tiết enterotoxin, mà muốn phát hiện chính xác phải có thêm phương tiện miễn dịch hay sinh học phân tử; hay Campylobacter jejuni, Clostridium dificile, Y. enterocolitica, mà muốn phát hiện phải có phương tiện nuôi cấy thích hợp; V. cholerae, Aeromonas, plesiomonas mà muốn phát hiện thì phải có kinh nghiệm hay phải có quan tâm trước. - Cũng có thể do không dùng đúng phương tiện để lấy và chuyên chở bệnh phẩm, kéo theo hậu quả là vi khuẩn gây bệnh không còn nhiều trong bệnh phẩm, hay do phòng thí nghiệm chậm trễ làm xét nghiệm các mẫu phân tươi không được lấy vào môi trường chuyên chở. Ngoài ra một nguyên do nữa có thể là do phòng thí nghiệm không có phương tiện vi sinh tối thiểu để phân lập vi khuẩn gây bệnh trong mẫu phân cũng như định danh được vi khuẩn gây bệnh có trong mẫu phân. - Cuối cùng, có thể do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước khi lấy mẫu nên không thể cấy được vi khuẩn gây bệnh có trong phân. 8.3. Với qui trình xét nghiệm vi sinh lâm sàng mẫu phân như đã trình bày, có phải chúng ta chỉ phát hiện được một số chứ không phải tất cả các vi khuẩn gây bệnh? - Qui trình đã trình bày cho phép chúng ta có thể phát hiện hầu hết các vi khuẩn gây bệnh kể cả C. jejuni và Vibrio. spp. Chỉ có C. difficille, S. aureus sinh Enterotoxin và Y. enterocolitica là không thể phát hiện được vì cần phải có thêm phương tiện nuôi cấy thích hợp, tuy nhiên đây là 2 tác nhân không thường gặp. - Với C. jejuni, vì đây là vi khuẩn cũng khá thường gặp, do vậy các bệnh viện cũng nên quan tâm để trang bị cho phòng thí nghiệm phương tiện nuôi cấy phát hiện được tác nhân này (xem phần kỹ thuật phân lập C.jejuni). - Với S. aureus sinh Enterotoxin, để phát hiện được EPEC, phòng thí nghiệm phải trang bị thêm một kháng huyết thanh phát hiện(có thể mua từ Biorad). Với các E.coli khác như: ETEC, EIEC, EHEC, VETEC thì nếu muốn phát hiện chính xác cần phải có thêm các phương tiện miễn dịch sinh học phân tử (PCR). - Với các phòng thí nghiệm không thể trang bị thêm các phương tiện phát hiện chính xác E. coli, nếu không phát hiện được các tác nhân vi khuẩn E. coli gây bệnh khác mà trên hộp thạch phân lập vi khuẩn lại chiếm đa số thì nên làm kháng sinh đồ vi khuẩn này để trả lời kết quả cho lâm sàng. - Các vi khuẩn không gây bệnh đường ruột như Proteus, Klebsiella, Pseudomonas… có thể là tác nhân gây tiêu chảy trong các trường hợp loạn khuẩn do vậy vẫn nên làm kháng sinh đồ và trả lời kết quả cho lâm sàng nếu chiếm đa số trên hộp thạch phân lập và không có các vi khuẩn gây bệnh khác.
|