[TH] Kỹ thuật cấy máu - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html) +---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-98.html) +---- Chủ đề: [TH] Kỹ thuật cấy máu (/thread-314.html) Trang:
1
2
|
[TH] Kỹ thuật cấy máu - tuyenlab - 03-23-2012 MẪU MÁU VÀ CẤY MÁU
1. CHỈ ĐỊNH CẤY MÁU - Phải chỉ định cấy máu trước các trường hợp nhiễm trùng có thể có du khuẩn huyết tạm thời (transient bacteremia) hay nhiễm trùng huyết (septicemia) ... - Do vậy, nên chỉ định cấy máu trước các bệnh nhân có một trong các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, lạnh run, tiếng thổi tim nghi ngờ viêm nội mạc, có xuất huyết ở da hay niêm mạc, xuất huyết dạng sao (splinder) trên móng tay, choáng . 2. THỜI ĐIỂM CẤY MÁU - Phải cấy máu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống. Trong bệnh viện, bác sĩ phải cho cấy máu trước khi bắt đầu cho bệnh nhân dùng kháng sinh. - Tuy nhiên trong các trường hợp bệnh nhân đang điều trị kháng sinh nhưng các triệu chứng của du khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ cũng nên cho chỉ định cấy máu để phát hiện tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng. - Thời điểm tốt nhất để cấy máu là khi bệnh nhân bị ớn lạnh hay đang lạnh run trước khi sốt, hay lúc bệnh nhân đang lên cơn sốt... - Có thể cấy máu 2 lần trong vòng 1 giờ đầu và thực hiện cấy máu tại 2 vị trí lấy máu khác nhau trên cơ thể (ví dụ: lần đầu lấy máu tay phải thì lần sau lấy máu ở tay trái). 3. CÁCH LẤY MÁU ĐỂ CẤY - Lấy máu tĩnh mạch bằng phương pháp vô trùng (sát trùng da bằng cồn 70%, chờ khô rồi mới chọc kim lấy máu). - Thể tích máu được lấy để cấy nên chiếm 1/10 hay tối đa là 1/5 thể tích môi trường cấy máu. Thông thường lấy 3- 10 ml máu để cấy vào môi trường cấy máu có thể tích 50ml. Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em, lấy khoảng 2-3ml máu để cấy là vừa. 4. MÔI TRƯỜNG CẤY MÁU - BHI, TSB hay Columbia broth, cho vi khuẩn hiếu khí. - Để cấy kỵ khí, thêm vào môi trường các chất khử như Thioglycolat, L -cystein. - Để kháng đông, tốt nhất là dùng Sodium Polyanethol Sulfonat (SPS), nếu không có thì dùng citrat hay heparin. 5. THEO DÕI CẤY MÁU - Chai cấy máu được ủ trong tủ ấm 35[sup]0[/sup]C hay 37[sup]0[/sup]C và theo dõi mỗi ngày trong 5 -7 ngày xem có dấu hiệu có vi khuẩn mọc hay không trong môi trường cấy máu lòng, đó là: (1) Có hạt đóng trên mặt hồng cầu, (2) Đục đều hay có màng, (3) Tan huyết, (4) Đông huyết tương, (5) Có gas, (6) Có hạt trắng trong lớp hồng cầu hay mặt lớp hồng cầu. - Nếu là chai cấy máu có 2 pha thì trước khi ủ và mỗi ngày sau khi quan sát mặt thạch của pha đặc xem có khóm vi khuẩn mọc hay không? Nếu không có khóm vi khuẩn mọc trên pha đặc, tráng pha lỏng lên pha đặc. Có một số vi khuẩn rất dễ bị ly giải sau khi mọc trong môi trường lỏng như S. pneumoniae, hay khó mọc thành khóm trên pha đặc như Streptococci, do đó nên làm một cấy truyền mù lên mặt thạch (thạch máu hay thạch nâu, sau đó ủ trong tủ ấm CO[sub]2[/sub] hay bình nến) sau khi ủ chai cấy máu qua đêm hoặc sau 24 giờ. - Bất cứ lúc nào phát hiện có dấu hiệu vi khuẩn mọc (trên pha đặc thấy có khóm vi khuẩn mọc, hay trên pha lòng thấy có một trong các dấu hiệu vi khuẩn mọc như kể trên) hay nghi ngờ vi khuẩn mọc, tiến hành cấy phân lập ngay, tốt nhất là trên thạch bổ dưỡng nhất là thạch nâu có bổ sung XV (CAXV = Chocolate Agar Isovitex), nếu không có thì cấy trên thạch máu trực tiếp. Nếu kết quả nhuộm gram thấy có vi khuẩn, có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp từ chai cấy máu. Nếu trên pha đặc có vi khuẩn mọc thì tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ ngay. - Sau 5 ngày theo dõi chai cấy máu, phải cấy truyền mù một lần nữa để chắc chắn không có vi khuẩn mọc trong chai cấy máu trước khi trả lời cấy máu âm tính. 6. CÁC VI KHUẨN HAY VI NẤM THƯỜNG LÀ TÁC NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT HAY NHIỄM NẤM HUYẾT [table=95]Gram (-)Gram (+) và nấm men+ Escherichia Coli+ Klebsiella spp+ Proteus spp+ Samonella typhi+ Samonella (ngoài S. typhi)+ Pseudomonas aeruginosa+ Neisseria meningitidis+ Haemophilus influenzae+ Bacteroides fragilis+ Brucella spp+ Pseudomonas pseudomallei+ Staphylococcus trau+ S. epidermidis+ S. pyogenes (nhóm A) + S. agalatiae (nhóm B)+ Streptococci tiêu huyết α (viridas)+ Streptococcus pneumoniae+ E. faecalis (nhóm D)+ Listeria monocytogenes+ Clostridium perfringens+ Peptococcus spp+ Peptostreptococcus spp+ Candida albicans 7. VẤN ĐỀ VI KHUẨN NGOẠI NHIỄM Các vi khuẩn ngoại nhiễm có thể: - Từ da: Staphylococcus epidermidis, Propionocacterium acnes, Diphtheroides - Từ môi trường xung quanh: Clostridium spp, Acinetobacter spp, Bacillus spp. - Loại trừ được ngoại nhiễm khi kết quả cấy máu cho thấy vi khuẩn: + Cùng phân lập được từ hai chai cấy máu từ một bệnh nhân. + Cùng phân lập được từ một bệnh phẩm khác cũng trên bệnh nhân đó. + Vi khuẩn mọc nhanh (trong vòng 48 giờ). + Các dòng vi khuẩn có cùng type sinh học và đề kháng như nhau với kháng sinh được cấy từ hai chai cấy máu khác nhau trên cùng một bệnh nhân. 8. TRẢ LỜI KẾT QUẢ CẤY MÁU DƯƠNG TÍNH Tất cả các vi khuẩn mọc được trong chai cấy máu đều phải trả lời cho bác sĩ điều trị. Tham khảo với bác sĩ lâm sàng để rút kinh nghiệm trong các trường hợp ngoại nhiễm. Các vi khuẩn nghi là ngoại nhiễm, không cần thiết phải làm kháng sinh đồ và thông báo cho bác sĩ biết sự nghi ngờ này. Phải thường xuyên thông báo cho bác sĩ lâm sàng biết kết quả tạm thời bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu vi khuẩn mọc bằng các phiếu trả lời kết quả tạm thời.
RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - blouse_trang - 11-07-2012 mọi người giúp em câu này với nhé! hiện nay có những phương pháp nuôi cấy ệnh phẩm máu nào thường được dùng?giải thích ưu nhược điểm của từng phương pháp? RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - tháixn4a.hmtu - 12-31-2012 thưa thầy trong quyển thực hành vi sinh,có nói rằng Nếu kq cấy máu là trực khuẩn Gram + thì chắc chắn là vi khuẩn nhiễm trong quá trình cấy máu. vậy kq thực thì ko có trực khẩn gr+ ạ?. ở trên ko có nói rõ là trực khuẩn hay cầu khuẩn gr + như vậy có thể có cả cầu khuẩn gram + đúng ko ạ? vì tụ cầu,liên cầu,phế cầu...cũng gây nhiễm khuẩn huyết. RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - tuyenlab - 01-03-2013 (12-31-2012, 09:06 PM)tháixn4a.hmtu Đã viết: thưa thầy trong quyển thực hành vi sinh,có nói rằng Nếu kq cấy máu là trực khuẩn Gram + thì chắc chắn là vi khuẩn nhiễm trong quá trình cấy máu. vậy kq thực thì ko có trực khẩn gr+ ạ?. ở trên ko có nói rõ là trực khuẩn hay cầu khuẩn gr + Đúng rồi, trực khuẩn gram (+) không gây bệnh do đó không thể có trong máu. Chỉ có trực khuẩn gram (-), cầu khuẩn (+), cầu khuẩn gram (-). RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - aye - 01-05-2013 (01-03-2013, 10:53 PM)tuyenlab Đã viết: Đúng rồi, trực khuẩn gram (+) không gây bệnh do đó không thể có trong máu. Chỉ có trực khuẩn gram (+), cầu khuẩn (+), cầu khuẩn gram (-). mâu thuẫn thế thầy. phải là chỉ có trực khuẩn gr(-), cầu khuẩn gr(+, -) chứ. RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - tuyenlab - 01-05-2013 (01-05-2013, 02:28 PM)aye Đã viết: mâu thuẫn thế thầy. phải là chỉ có trực khuẩn gr(-), cầu khuẩn gr(+, -) chứ. Uh cảm ơn nhé, chắc tại gõ nhầm đó mà, đã fix. RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - phamquyetchien_xn - 03-10-2013 sao con S.typhi lại ko gây nhiễm khuẩn huyết zj. nó có nằm trong máu gây Thương Hàn mà RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - tuyenlab - 03-10-2013 (03-10-2013, 09:29 PM)phamquyetchien_xn Đã viết: sao con S.typhi lại ko gây nhiễm khuẩn huyết zj. nó có nằm trong máu gây Thương Hàn mà Bạn không đọc kỹ ah? Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết gồm: Samonella typhi+ Samonella (ngoài S. typhi) mà. Tức là bao gồm S.typhi và S. không phải typhi RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - phamquyetchien_xn - 03-11-2013 hj hj đọc ko kỹ. cám ơn đã nhắc nhở cái quan trọng RE: [TH] Kỹ thuật cấy máu - ngoclan - 06-04-2013 thầy ơi cho em hỏi tại sao nên cấy máu lúc bn ớn lạnh hoặc khi sốt ạ?tạo sao khi sốt thì số lượng vi khuẩn lại ở mức cao ạ.????/// |