Xét nghiệm Creatin phosphokinase (CPK) và các isoenzym - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-99.html) +---- Chủ đề: Xét nghiệm Creatin phosphokinase (CPK) và các isoenzym (/thread-2908.html) |
Xét nghiệm Creatin phosphokinase (CPK) và các isoenzym - tuyenlab - 10-14-2013 CREATIN PHOSPHOKINASE VÀ CÁC ISOENZYM. (CPK) Creatin phosphokinase (CPK) là một enzym xúc tác phản ứng: Creatin + ATP ↔ Creatin phosphat + ADP. Vì vậy, CPK đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ. CPK là enzym được thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và với một hàm lượng ít hơn ở mô não. Tất cả các quá trình bệnh lý tác động tới các cơ quan kể trên đều có thể là nguyên nhân gây tăng hoaatj độ CPK toàn phần. Nhờ kỹ thuật điện di hay sắc ký có thể tách biệt CPK thành 3 loại isoenzym khác biệt: 1. CPK BB (CK1) được thấy trong não và cơ tim của phổi. 2. CPK MB (CK2) khu trú chủ yếu trong cơ tim. 3. CPK MM (CK3) được thấy chủ yếu trong các cơ vân. Trong điều kiện bình thường, huyết thanh người chứa chủ yếu CPK dưới dạng MM. CPK MB chiếm khoảng 5% CPK toàn phần, CPK BB là không đáng kể. Trong nhồi máu cơ tim, tăng CPK thường xảy ra trước khi tăng các transaminase và LDH. Hoạt độ CPK toàn phần điển hình sẽ tăng ngay từ giờ thứ 4, với mức đỉnh xảy ra giữa giờ thứ 18 – 24 sau khi bị nhồi máu. Hoạt độ CPK thường tăng cao trong khoảng 2 -3 ngày và trở lại giá trị bình thường vào khoảng ngày thứ 4. Như vậy, CPK là một trong những enzym tim đầu tiên tăng lên sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp. Hoạt độ CPK-MB tăng lên song song với CPK toàn phần với giá trị thu được thể hiện ít nhất 10% CPK toàn phần (tỉ lệ % này thường đạt tới giá trị 20-30%). Một điều được ghi nhận là là giá trị của CPK tương ứng với mức độ rộng và mức độ nặng của nhồi máu. Hơn nữa, tăng hoạt độ CPK sau 4 ngày bị nhồi máu cơ tim cấp đặt nghi vấn bệnh nhân có thể có tình trạng nhồi máu tái phát. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM Để hỗ trợ cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim và các tình trạng hoại tử cơ. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Xét nghiệm được chỉ định làm cấp cứu và được làm nhắc lại 3 -4 lần trong vòng 4- 24h ở các bệnh nhân có bệnh cảnh cơn đau nhực kéo dài. Chú ý: - Cần tránh gây tan máu do nồng độ cao của hemoglobin có thể làm xét nghiệm định lượng CPK không chính xác (do ức chế hoạt tính của CPK). - Không được tiêm bắp trong vòng 1h trước khi lấy máu. GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG. - CPK toàn phần: + Nữ: 40 – 150 U/L hay 0,67 – 2,50 µkat/L. + Nam: 38 - 174 U/L hay 0,63 – 2,90 µkat/L. - CPK MB: <10 U/L. - Điện di các CPK: + CPK BB <1% + CPK MB < 5% + CPK MM > 94% TĂNG HOẠT ĐỘ CPK TOÀN PHẦN Các nguyên nhân chính thường gặp là: - Bệnh tai biến mạch máu não cấp. - Loạn thần cấp. - Nghiện rượu. - Chấn thương não. - Sau tiến hành khử rung tim. - Sau phẫu thuật tim. - Co giật. - Tình trạng sảng rung (delirium tremens). - Viêm da và cơ, viêm đa cơ. - Sau tiến hành đánh sốc điện. - Giảm kali máu. - Suy chức năng tuyến giáp và phù niêm. - Tiêm bắp nhiều lần. - Viêm cơ. - Nhồi máu co tim. - Loạn dưỡng cơ tiến triển. - Nhồi máu phổi. - Tiêu cơ vân (rhabasomyolysis). TĂNG HOẠT ĐỘ CÁC ISOENZYM CỦA CPK. Các nguyên nhân chính thường gặp là: 1. Tăng isoenzym CK-BB - Bệnh lý não: + Tai biến mạch máu não. + Tình trạng sau cơn động kinh với thiếu oxy não. + Chấn thương mô não. + Các khối u não. - Ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt. - Nhồi máu phổi. - Tình trạng sốc. 2. Tăng isoenzym CK-MB - Bệnh lý tim mạch: + Nhồi máu cơ tim cấp. + Viêm cơ tim. + Sau khử rung tim. + Suy tim ứ huyết. + Chấn thương đối với tim. - Các tổn thương do dòng điện. - Tăng thân nhiệt ác tính. - Hội chứng Reye. 3. Tăng iso enzym CK-MM - Bệnh lý cơ (tăng CPK MM) + Gắng sức thể lực quá mức. + Tiêm bắp nhiều lần. + Hội chứng vùi lấp. + Tình trạng viêm của cơ, hoại tử cơ. + Cơn động kinh. + Sảng (delirium). + Giai đoạn hậu phẫu. + Tăng thận nhiệt với rét run. + Uốn ván. + Điện giật. + Bệnh của cơ: bệnh cơ Duchenne. Hội chứng Mac Ardle, viêm đa cơ, viêm da-cơ. + Tiêu sợi cơ vân. - Giảm kali máu. - Suy chức năng tuyến giáp. - Sốc. Ghi chú: 1) Bệnh lý cơ nguồn gốc thần kinh (vd: bệnh nhược cơ) không đi kèm với tăng các CPK. 2) Hội chứng vùi lấp gây tăng mạnh các CPK thường đi kèm myoglobulin niệu với nguy cơ suy thận. GIẢM HOẠT ĐỘ CPK TOÀN PHẦN. Các nguyên nhân chính thường gặp là: - Bệnh Addison. - Giảm tiết của thùy trước tuyến yên. - Bệnh của mô liên kết (connective tissue disease). - Có thai ở giai đoạn sớm. - Bệnh lý gan. - Giảm khối lượng cơ của cơ thể. - Bệnh lý khối u có di căn. CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. - Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bao gồm: sau thông tim, các mũi tiêm bắp cho bệnh nhân, chấn thương đối với cơ, phẫu thuật gần đây và gắng sức kéo dài. - Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ CKP toàn phần là: amphotericin B, ampicỉllin, thuốc chống đông, aspirin, Clofibrat, cocain, dexamethason, ethanol, fu rose mid, lithium,'morphỉn và một số thuốc gây mê và tê. LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ISOENZYME CỦA CPK 1. Xác định các isoenzyme của CPK có ít lợi ích chẩn đoán nếu CPK toàn phần bình thường. 2. Trái lại, trong trường hợp tăng CPK toàn phẩn, xác định các isoenzyme (MB, MM, BB) rất hữu ích do xét nghiệm cho phép phân biệt tăng CKP là do nguồn gốc tim với tăng CPK do nguồn, gốc cơ hay não. CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG Báo cáo cửa Hội nghị đồng đổng thuận điều trị ở người lớn lần thứ III (Adult Treatment Panel III [ATP III] khuyến cáo cần kiểm tra hoạt độ CPK cơ sở (base-line CPK) trước khi bắt đầu tiến hành điều trị bằng statin cho bệnh nhân, do tình trạng tăng hoạt độ CPK không gây triệu chứng tương đối hay gặp. Xác định hoạt độ CPK của bệnh nhân trước khỉ điều trị sẽ giúp hạn chế được sự quy kết không đúng khi xảy ra tìrih trạng tăng hoạt độ CPK sau khi điều trị bằng statỉn và giúp xác định bệnh nhân có tình trạng tiêu sợi cơ vân hay không. Nguồn: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng - Nhà xuất bản Y học 2012
|