Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Cơ sở, nguyên tắc và điều kiện chiết trong xử lý mẫu - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Hóa Thực phẩm (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-75.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-118.html)
+---- Chủ đề: Cơ sở, nguyên tắc và điều kiện chiết trong xử lý mẫu (/thread-289.html)



Cơ sở, nguyên tắc và điều kiện chiết trong xử lý mẫu - tuyenlab - 03-08-2012

1. Hệ số phân bố của chất


Hệ số phân bố của chất tan (chất phân tích) trong 2 pha không tan vào nhau là một hằng số hoá lý (hằng số nhiệt động) và nó đặc trưng cho sự phân bố của mỗi chất. Nó cho ta biết sự phân bố ( hay sự hoà tan ) của chất phân tích vào trong hai pha (2 dung môi) không trộn lẫn vào nhau theo tỷ lệ, hay ở mức độ nào. Nếu giá trị hằng số này càng lín, thà sự phân bố đó càng khác nhau nhiều và càng thuận lợi cho sự chiết tách các chất từ pha này sang pha kia.
Ví dụ có chất tan X được phân bố vào hệ pha gồm 2 dung môi A và B
(ví dụ Benzen và nước) không trộn vào nhau, thà hệ số phân bố được xác định theo biểu thức sau.
Kfb = Cx(A)/ Cx(B)
Trong đó:
+ Cx(A) là nồng độ chất X trong pha A (dung môi A, pha Benzen);
+ Cần Cx(B) là nồng độ của chất X trong pha B (dung môi B, pha nước).
Như vậy nếu như hệ số phân bố Kfb > 99/1, thà coi như chất X đó chuyển gần hết vào pha A. Đó là một điều kiện của quá trình chiết để lấy chất phân tích và tách chúng ra khái chất nền (matrix) của mẫu ban đầu, chuyển chất cần phân tích vào dung môi chiết. Sau đó xác định chúng trong dung môi này. Thụng thường người ta chiết chất phân tích từ pha nước vào pha hữu cơ không tan vào nước. Hai pha này tạo thành hệ chiết (hệ pha), ví dụ hệ pha: (Benzen/ H2O), (CCl4/ H2O), (CHCl3/ H2O), (MIBK/ H2O), v.v.



2. Nguyên tắc và cơ sở của sự chiết
Chiết là dựa trên cơ sở sự phân bố (hay hoà tan) khác nhau của chất phân tích vào trong hai pha (2 dung môi) không trộn lẫn vào nhau. Tức là các chất phân tích tan tốt trong dung môi này, nhưng lại không tan tốt
trong dung môi kia. Nghĩa là sự phân bố của một chất trong hai dung môi ( 2 pha) là rất khác nhau. Nhờ đó mà chúng ta lấy được chất cần phân tích ra khái pha mẫu ban đầu, chuyển nó vào pha thứ 2 (dung môi) mà chúng ta mong muốn. Sau đó xác định nó trong dung môi chiết. Như thế yếu tố quyết định sự tách và xử lý mẫu ở đây là hệ số phân bố của chất trong 2 pha( dung môi), và các điều kiện thực hiện lắc chiết. Khi hệ số Kpb lín sẽ có hiệu suất chiết cao.


3. Các điều kiện của sự chiết
Để có được kết quả chiết tốt, quá trình chiết phải có các điều kiện và đảm bảo được các yêu cầu nhất định sau đây:
- Dung môi chiết phải tinh khiết cao, để không làm nhiễm bẩn thêm các chất phân tích vào mẫu.
- Dung môi chiết phải hoà tan tốt các chất phân tích, nhưng lại không hoà tan tốt với các chất khác có trong mẫu.
- Hệ số phân bố của hệ chiết phải lín, để cho sự chiết được triệt để.
- Cõn bằng chiết nhanh đạt được và thuận nghịch, để giải chiết được tốt.
- Sự phân líp khi chiết phải rừ ràng, nhanh và dễ tách ra riờng biệt các pha.
- Phải chọn môi trường axit, pH, loại axit thích hợp,
- Phải thực hiện trong nhiệt độ phù hợp và giữ không đổi trong cả quá trình.
- Phải lắc hay trộn đều mạnh để quá trình chiết xẩy ra được tốt. [/b][/b]