Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[LT] Virus dại - Rabies virus - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Vi sinh Y học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-71.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-97.html)
+---- Chủ đề: [LT] Virus dại - Rabies virus (/thread-2781.html)



[LT] Virus dại - Rabies virus - tuyenlab - 09-04-2013

1. Đặc điểm sinh vật

1.1 Hình thể và cấu trúc
Virus dại thuộc nhóm Rhabdovius nên có hình trụ giống như hình viên đạn với một đầu hình tròn và đầu kia phẳng, virus có kích thước khoảng 180 x 75nm.Vỏ envelope là một lớp lipid kép, bao phủ mặt ngoài của envelope là glycopotein và mặt trong bởi một lớp protein (matrix protein). Nucleo-capsid bao gồm 1 phân ARN một sợi âm uốn lượn và bao quanh là vỏ capsid
[Image: Rabies+virus.jpg]

[Image: VIRUS-RABIES-virion-tilted.jpg]

1.2. Sức đề kháng
 Virus lại kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ (560C/30 phút hoặc 800C/10phút), tia cực tím, ánh sáng mặt trời và các dung môi hoà tan lipid như: ether, formalin, xà phòng...
 Virus dại bền vững trong các môi trường có glycerol và phenol. Chúng có thể được bảo quản trong môi trường ở nhiệt độ 0  4C và pH = 7,5  9,0.

1.3. Nuôi cấy
Virus dại có thể nuôi cấy vào bào thai gà 7 ngày và các tế bào thường trực như : tế bào vero, tế bào thận chuột đất BHK-21.

1.4. Sự nhân lên
Virus hoà vỏ envelope với màng tế bào chủ và bơm nucleocapsid vào bào tương. Quá trình sao mã, giải mã tổng hợp protein cấu trúc và cuối cùng là sự lắp ráp xảy ra ở bào tương. Virus được giải phóng theo hình thức nảy chồi.

1.5. Kháng nguyên
Virus dại gồm có các loại kháng nguyên sau:
 Kháng nguyên V: Là kháng nguyên kích thích cơ thể sinh kháng thể trung hoà.
 Kháng nguyên S: Chỉ có ở hạt virions vừa tách ra khỏi tế bào, nó kích thích cơ thể sinh kháng thể kết hợp bổ thể.
 Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu, đặc biệt là hồng cầu ngỗng, có khả năng ngưng kết hồng cầu nhanh ở 4oC với pH =6,4.

2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh

2.1. Dịch tễ học
Virus dại lưu hành khắp thế giới, nhưng tập trung nhiều ở các vùng nhiệt đới như: Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ… và ổ chứa chủ yếu là động vật máu nóng. Bệnh dại có 2 thể dịch tễ:
 Thể thành thị: Lan truyền chủ yếu do chó, mèo không được tiêm chủng.
 Thể hoang dã: Lây truyền do chồn hôi, cáo, gấu, cầy, sói….
[Image: Rabies+Virus+Symptoms.jpg]

2.2. Khả năng gây bệnh
Virus dại có khả năng gây bệnh cho người, các động vật máu nóng bằng cách nhân lên trong cơ thể chủ rồi lan theo thần kinh ngoại biên đến các dây thần kinh trung ương và não với các tổn thương đặc hiệu. Bất kể ở người hay động vật khi mà có biểu hiện bệnh này thì tiến triển rất nặng nề và kết thúc là chết.
[Image: Rabies_Virus_Symptoms_Signs_Causes_Risk_..._Talks.jpg]
Biểu hiện lâm sàng ở người: Sau khi ủ bệnh 1- 3 tháng thì xuất hiện tiền triệu kéo dài 1- 4 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chảy nước mắt, nước mũi. Đến thời kỳ toàn phát bệnh nhân bị kích thích mọi giác quan, cho nên bệnh nhân chết trong tình trạng liệt cơ hô hấp và rối loạn tuần hoàn.
[Image: benhnhandai.JPG]


3. Chẩn đoán vi sinh

Rất ít làm vì lấy bệnh phẩm khó khăn và không có ý nghĩa trong điều trị. Có các phương pháp chẩn đoán sau:

3.1. Tìm tiểu thể Negri
Đối với chó nghi dại, mổ lấy não nhuộm tiêu bản tìm thể Negri, đó là những tiểu thể do virus gây biến đổi tế bào bắt màu eosin, kích thước 0,25- 25nm.
[Image: tumblr_m6hq6ygTDD1rrcuxgo1_500.jpg]

3.2. Phân lập virus
Bệnh phẩm là nước dãi người hoặc chó lúc đang mắc bệnh hoặc não khi đã chết. Não phải được được giữ trong dung dịch glycerol nguyên chất, trung tính và vô khuẩn. Tiêm truyền bệnh phẩm và não chuột mới đẻ, sau 7- 8 ngày chuột xuất hiện liệt mềm.

3.3. Chẩn đoán huỳnh quang tìm kháng nguyên
Có thể lấy nước dãi hoặc não của bệnh nhân hay súc vật bị dại phết lên tiêu bản. Virus (kháng nguyên) sẽ được phát hiện bằng nhuộm kháng thể gắn huỳnh quang đã biết.

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh
 Khi chưa có dịch: Hạn chế nuôi chó; nếu nuôi chó thì phải nhốt xích, ra đường phải rọ mõm. Diệt chó vô chủ. Tiêm phòng vaccin dại và quản lý tốt đàn chó trong cụm dân cư.
[Image: 107a.jpg]
 Khi có dịch: Thì phải diệt hết chó dại và cả những chó đã tiêm phòng. Người tiếp xúc với chó, mèo cắn thì phải tiêm phòng ngay.

4.2. Điều trị dự phòng trường hợp bị chó cắn
- Điều trị tại chỗ: Rửa vết cắn bằng xà phòng, sau đó là nước muối sinh lý và sát khuẩn bằng cồn. Tiêm phòng uốn ván và dùng kháng sinh.
[Image: benh-dai-1.jpg]

- Điều trị vaccin và kháng huyết thanh phòng dại:
[Image: benhdai%25281%2529.jpg]
- Nếu vết cắn vào chỗ nguy hiểm (gần đầu, sâu) hoặc nếu chó bị mất tích, bị đánh chết hoặc chó con thì phải tiêm vaccin và huyết thanh phòng dại ngay.
- Nếu vết cắn nông, xa đầu thì theo dõi chó: Nếu sau 10 ngày bị chó bị chết thì phải tiêm vaccin và huyết thanh ngay.
Vaccin hiện nay thường dùng là: Vaccin sống giảm độc lực như Fuenzalida hoặc vaccin chết Semple.
Huyết thanh thường tinh chế từ ngựa và thường dùng trước 72 giờ với tổng liều là 40đv/kg ở bệnh nhân có vết cắn gần thần kinh trung ương.