ngộ độc do rắn cắn - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Hóa sinh - Miễn dịch (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-11.html) +---- Diễn đàn: Hỏi đáp chung (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-103.html) +---- Chủ đề: ngộ độc do rắn cắn (/thread-2583.html) |
ngộ độc do rắn cắn - Mattrangxanh.hmtu - 07-19-2013 thầy ơi, nguyên nhân và cơ chế bị ngộ độc do rắn cắn là gì ạ? RE: ngộ độc do rắn cắn - tuyenlab - 07-19-2013 (07-19-2013, 01:30 PM)Mattrangxanh.hmtu Đã viết: thầy ơi, nguyên nhân và cơ chế bị ngộ độc do rắn cắn là gì ạ? RẮN CẮN TS.BS.Trịnh Xuân Kiếm Đơn vị nghiên cứu rắn Trường Đại học Y Dược TP.HCM Việt Nam_ là một quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ lệ người dân bị rắn cắn khá cao, mỗi năm có hơn 30.000 người dân bị rắn cắn. Ở Đông Nam Á, có hai nhóm (họ) rắn độc, gồm: · Họ rắn hổ: có hai móc độc (cặp răng lớn) ngắn, dựng lên và cố định ở phần trước của xương hàm trên, gồm: rắn hổ đất, hổ mèo, hổ mang, hổ chúa, cạp nia, cạp biển, rắn biển… · Họ rắn lục: có hai móc độc dài, bình thường gấp theo hai bên xoang hàm trên, khi bị tấn công hai móc độc giương lên, gồm rắn lục điển hình, rắn lục hốc má, rắn lục tre… Nọc rắn gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide. Nọc gây ra các hậu quả lâm sàng: gây không đông máu, gây chảy máu hệ thống tự phát, phù nề, độc tố thần kinh-cơ…Triệu chứng và dấu chứng thay đổi tùy thuộc vào chủng loại rắn đã cắn và số lượng nọc rắn đã xâm nhập vào cơ thể. Số lượng nọc cũng rất thay đổi, phù thuộc vào chủng loại, kích thước của rắn, ảnh hưởng cơ học của vết cắn, một hoặc hai móc độc xâm nhập, bị cắn một hoặc nhiều lần cùng một lúc… Triệu chứng và dấu hiệu tại chỗ của vùng bị cắn: có dấu móc độc, đau tại chỗ, chảy máu và bầm tím tại chỗ, sưng và viêm hạch lympho, sưng nề, đỏ nóng, nổi bóng nước, nhiễm trùng, áp xe, hoại tử. Nếu nọc phun vào mắt, sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng: đau như kim chích, bỏng rát dữ dội liên tục, chảy nước mắt, ghèn trắng, kết mạc sung huyết, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ; có các biến chứng: loét giác mạc, sẹo giác mạc vĩnh viễn, viêm nội nhãn thứ phát. Triệu chứng toàn thân: - Tổng trạng: buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu toàn thân, ngủ gà, mệt lả… - Tim mạch: chóng mặt, ngất xỉu, sốc, tụt huyết áp, loạn tim mạch, phù phổi, phù kết mạc… - Rối loạn đông cầm máu: chảy máu từ vết thương mới và vết thương cũ đã lành riêng biệt, chảy máu hệ thống tự phát (chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu, tiểu máu, đi tiêu phân đen, chảy máu âm đạo, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não…) - Thần kinh: liệt mềm hoàn toàn, bất thường về khứu giác, mất tiếng, khó nuốt… - Thận: thiểu hoặc vô niệu, tiểu huyết sắc tố, dấu hiệu tăng Urê máu (toan hô hấp, nấc, đau ngực do viêm màng phổi…) - Nội tiết: sốc, giảm đường huyết; sau đó yếu mệt toàn thân, suy tuyến giáp, suy sinh dục… Các biến chứng lâu dài của rắn cắn: - Tại chỗ: mất mô do cắt lọc hoặc cắt cụt chi, loét kéo dài, nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng… - Về lâu dài: Suy thận mãn, suy tuyến yên mãn, tiểu đường, suy giảm tinh thần kinh mãn tính. Các bước xử trí rắn cắn: 1. Sơ cứu: thực hiện ngay sau khi bị rắn cắn - Trấn an tinh thần. - Bất động chi (bằng thanh nẹp gỗ) - Băng ép đủ chặt (dùng băng chun giãn). - Lưu ý: hầu hết mọi cách sơ cứu dân gian (rạch da tại chỗ, nặn bóp, châm chọc xâm tại vết cắn, dùng cục đá đen trị rắn cắn, buột chặt chi, dùng thảo dược, hóa chất, chườm nước đá…) đều không được khuyến khích, vì chúng gây hại hơn là có lợi. 2. Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế: cố gắng nhanh và an toàn nhất. Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân, giúp bác sĩ nhận diện được chủng loại rắn, nhưng chú ý có thể vẫn còn nọc độc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác. 3. Điều trị tại cơ sở y tế: - Thăm khám nhanh và hồi sức tích cực, chú ý hồi sức tim mạch và tuần hoàn, thiết lập đường truyền tĩnh mạch và thực hiện các xét nghiệm liên quan cần thiết. - Huyết thanh kháng nọc: là thuốc đặc trị đơn giá, chứa kháng thể đặc hiệu sẽ chỉ trung hòa một loại nọc rắn tương ứng, được chỉ định càng sớm càng tốt, tiêm đường tĩnh mạch. - Điều trị tại chỗ vết rắn cắn: · Phần chi bị rắn cắn: cần được chăm sóc ở điều kiện tốt nhất, cần được nâng cao hơn chống hiện tượng tái hấp thu dịch, chỉ chọc hút bóng nước khi có nguy cơ bị vỡ. · Phòng ngừa nhiễm trùng: Penicilline, Chloramphenicol, Amoxicilline, Cephalosphorine phối hợp Gentamycine, Metronidazole; giải độc tố uốn ván. · Nếu hoại tử: phải cắt lọc hoàn toàn, ghép da hở, dùng kháng sinh diện rộng. · Hội chứng chèn ép khoang: chuyển ngoại khoa phẫu thuật giải áp ngay. · Trường hợp bị rắn hổ phun vào mắt: - Sơ cứu: rửa mắt ngay bằng nước hoặc dung dịch sạch, số lượng lớn. - Nhỏ mắt: Adrenaline 0,5% tác dụng giảm đau và kháng viêm - Kháng sinh: Tetracycline, Chloramphenicol. - Điều trị hỗ trợ: · Kháng Histamin · Kháng H2: có vai trò trong phản ứng phản vệ Cimetidine: người lớn : 200mg , trẻ em: 4mg/kg, hoặc Ranitidine : người lớn: 50mg , trẻ em: 1mg/kg Pha trong 20ml NaCl 0,9%, tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút · Hydrocortisone: có thể giúp đề phòng phản vệ tái phát (người lớn: 100mg, trẻ em: 2mg/kg) - Chú ý: không bao giờ dùng Heparin trong rắn cắn RE: ngộ độc do rắn cắn - Mattrangxanh.hmtu - 07-21-2013 e cảm ơn th ah hihi |