Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Cận lâm sàng huyết học - Nhóm máu - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-101.html)
+---- Chủ đề: Cận lâm sàng huyết học - Nhóm máu (/thread-2390.html)



Cận lâm sàng huyết học - Nhóm máu - phuhmtu - 05-16-2013

NHÓM MÁU:

1/ Phân loại nhóm máu dựa vào sự hiện diện của Kháng nguyên trên màng tế bào hồng cầu.
• Các KN nhóm máu A, B, O là mucopolysaccharide.
• Dựa vào sự có mặt hay không có mặt của các KN A & B trên màng HC, Landsteiner phân thành 4 nhóm máu: A, B, AB, O:
+ A: có KN A trên màng HC, Kháng thể Anti - B trong huyết thanh.
+ B: có KN B trên màng HC, KT Anti - A trong huyết thanh.
+ AB: có KN A & B trên màng HC, không có Anti - A & Anti - B trong huyết thanh.
+ O: không có KN A & B trên màng HC, có KT Anti - A & Anti - B trong huyết thanh.
• Tỉ lệ nhóm máu ở người VN: O (48%) -> B (28%) -> A (20%) -> AB (4%).
[Image: xet-nghiem2.jpg]
2/ Hệ Rhesus:
+ Quy ước: hồng cầu có chứa yếu tố Rh -> Rh+, ngược lại => Rh-.
VD: Nhóm máu A+ => nhóm máu A & Rh+.
+ Yếu tố Rh là 1 hệ thống gồm 13 kháng nguyên trong đó quan trọng nhất là yếu tố D.
+ Các kháng thể hệ Rh không có sẵn trong máu, chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc với KN => vì vậy, kháng thể hệ Rh được gọi là KT miễn dịch.
+ Trong các kháng thể của hệ Rh, anti D là KT quan trọng nhất. Anti D là 1 loại IgG.
+ những phản ứng do yếu tố Rh thường xảy ra trong 2 trường hợp:
1) người có máu Rh- nhận nhiều lần liên tục máu Rh+
2) mẹ có nhóm máu Rh- nhiều lần mang thai có máu Rh+
+ giá trị:
- Nếu truyền máu của người có Rh+ cho người có Rh- thì sẽ xảy ra ngưng kết vì máu của người Rh- sẽ sản sinh ra một loại kháng thể đặc biệt chống Rh+.
- Kháng thể chống Rh+ không có sẵn trong huyết tương như alpha và beta của máu mà chỉ được hình thành ở những người Rh- sau khi nhận được nhiều lần 1 lượng máu Rh+. Kháng thể phát triển chậm, khoảng 2 - 3 tháng sau khi nhận máu Rh+ mới phản ứng. Khi đã được tạo ra thì tính miễn dịch sẽ được tồn tại nhiều năm.
- Do đó, nếu 1 người Rh- chưa hề tiếp xúc với máu Rh+ thì việc truyền máu sẽ không gây 1 phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên nếu lần sau họ lại được truyền máu Rh+ có thể xảy ra tai biến nghiêm trọng như ở hệ thống ABO.

Một chút phân biệt:
* KT tự nhiên:
- nguồn gốc: không qua quá trình miễn dịch rõ ràng
- kháng thể: IgM
- điều kiện hoạt động: 4 - 20oC ( 0 - 37oC )
- đặc điểm:
1) không qua nhau thai
2) gây ngưng kết & hủy diệt HC
3) tiêu huyết trầm trọng trong lòng mạch.
* KT miễn dịch:
- nguồn gốc: có quá trình miễn dịch rõ ràng
- kháng thể: IgG
- điều kiện hoạt động: 37Oc
- đặc điểm:
1) qua nhau thai
2) không gây ngưng kết ở nhiệt độ lạnh & phòng thí nghiệm
3) chỉ bám lên bề mặt HC.

3/ Nhóm máu Bombay (Oh):
+ Là nhóm máu không có kháng nguyên H trên HC, nhưng có kháng thể chống H trong huyết thanh gây tan máu với hiệu giá cao. Vì vậy, huyết thanh này có thể làm ngưng kết với các hồng cầu của tất cả các nhóm máu trong hệ ABO, trừ hồng cầu của người có cùng nhóm máu Bombay.
+ Phân biệt với nhóm máu O nguy hiểm: là nhóm máu O có nồng độ anti A & anti B cao, do vừa có Anti A, Anti B tự nhiên, vừa có Anti A & Anti B miễn dịch.
4/ Ý nghĩa của xác định nhóm máu: là cơ sở quyết định cho truyền máu.
5/ Nguyên tắc truyền máu:
* Thứ 1: Không để cho KN & KT tương ứng gặp nhau trong máu người nhận => phải truyền máu cùng nhóm.
* Thứ 2: Khi có máu cùng nhóm, có thể cho truyền khác nhóm theo nguyên tắc: KN trên màng HC người cho không bị ngưng kết bởi KT tương ứng trong huyết tương người nhận.
Từ đây có thể giải thích được về tính chất của nhóm máu:
+ Nhóm máu O: không có KN trên màng HC nên không bị KT trong huyết tương người nhận làm ngưng kết. Do đó nhóm O có thể truyền cho cả 3 nhóm.
+ Nhóm máu AB: không có KT trong huyết tương nên không thể ngưng kết bất kỳ HC người cho nào. Do đó nhóm AB có thể nhận máu của cả 3 nhóm.
+ Nhóm máu A: có KT Anti B trong huyết thanh nên có thể bị ngưng kết bởi KN trên HC người cho. Do đó nhóm A chỉ có thể nhận từ nhóm máu O là nhóm máu không có KN trên HC.
+ Nhóm máu B: giải thích tương tự.
+ Mỗi nhóm máu đều có thể nhận máu cùng nhóm (tốt nhất): vì bảo đảm KN & KT tương ứng không gặp nhau trong máu người nhận.
+ Câu hỏi đặt ra: KT trong huyết tương người cho có gây ngưng kết HC người nhận không? => Trong thực tế, khả năng này không xảy ra vì KT được truyền vào với lượng rất nhỏ nên bị pha loãng ngay trong máu người nhận, không đủ ngưng kết HC. Ngoài ra KT còn bị trung hòa bởi những KN có trong các tế bào & các dịch cơ thể.
+ Tai biến:
- VD1: người có máu nhóm A thì chỉ có thể tiếp nhận được máu từ người nhóm A và nhóm O/Rhesus âm tính. Nếu nhận máu từ những nhóm khác thì sẽ gây ra các phản ứng dị ứng, có thể gây tử vong vì các yếu tố A, B, AB, O, Rh là những antigen (kháng nguyên) sẽ làm cho cơ thể tạo ra các kháng thể (antibody) chống lại các nhóm máu khác và huỷ hoại các nhóm máu khác này gây ra những kích xúc rất nguy hiểm.
- VD2: Nếu thai nhi thừa hưởng Rhesus dương tính (= kháng nguyên D) của người cha, thì có thể gặp nguy hiểm. Do sự trao đổi máu giữa người mẹ và thai nhi qua lá nhau (placenta), người mẹ sản xuất các kháng thể chống lại kháng nguyên D (= anti-D antibody). Các kháng thể này xuyên qua lá nhau và có thể phá hủy các hồng huyết cầu của thai nhi, do đó thai nhi bị thiếu máu và có khi chết trong bụng mẹ.