![]() |
hỏi về nghiệm pháp Coombs - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Hỏi đáp chung (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-104.html) +---- Chủ đề: hỏi về nghiệm pháp Coombs (/thread-1559.html) Trang:
1
2
|
hỏi về nghiệm pháp Coombs - hoangleuyentam - 03-06-2013 Cho e hỏi là khi mình là nghiệm pháp Coombs mình có phải làm Chứng âm và Chứng dương. Vậy mục đích của việc làm Chứng dương và chứng âm là gì? E cám ơn ạ RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tuyenlab - 03-06-2013 (03-06-2013, 08:11 PM)hoangleuyentam Đã viết: Cho e hỏi là khi mình là nghiệm pháp Coombs mình có phải làm Chứng âm và Chứng dương. Vậy mục đích của việc làm Chứng dương và chứng âm là gì? E cám ơn ạ Việc làm chứng âm và chứng dương trong nghiệm pháp Coombs là điều hết sức cần thiết và bắt buộc phải làm. Mục đích của việc làm chứng này là: + Kiểm tra chất lượng huyết thanh coombs + Kiểm soát quy trình cũng như tay nghề nhân viên + Đánh giá chất lượng hồng cầu mẫu + Phân biệt giữa kết quả dương và kết quả âm. RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - hoangleuyentam - 03-06-2013 như vậy là mình làm chứng âm và chứng dương trước khi làm nghiệm pháp Coombs phải ko ạ? RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tuyenlab - 03-07-2013 (03-06-2013, 10:45 PM)hoangleuyentam Đã viết: như vậy là mình làm chứng âm và chứng dương trước khi làm nghiệm pháp Coombs phải ko ạ? Mình làm song song đồng thời chứ bạn. Có một số nơi người ta làm 1 lần vào mỗi buổi sáng thôi (Nhưng như vậy cũng không đúng lắm) RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tranduyenxn - 02-09-2014 cho mình hỏi là nghiệm pháp coombs trong trong phản ứng chéo để phát hiện kháng thể lớp nào nhỉ? RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tuyenlab - 02-10-2014 (02-09-2014, 02:34 PM)tranduyenxn Đã viết: cho mình hỏi là nghiệm pháp coombs trong trong phản ứng chéo để phát hiện kháng thể lớp nào nhỉ? Sao lại có khái niệm "kháng thể lớp nào?" nhỉ? Coombs trong chéo để phát hiện các kháng thể bất thường trong huyết thanh bệnh nhân thôi mà. RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tranduyenxn - 02-11-2014 ý e là kháng thể trong 5 lớp đó Th, Lớp G,A,M,D,E đó Th? RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tuyenlab - 02-11-2014 (02-11-2014, 08:40 AM)tranduyenxn Đã viết: ý e là kháng thể trong 5 lớp đó Th, Lớp G,A,M,D,E đó Th? Ý bạn hỏi là kháng thể loại IgG, IgM, IgA... hả? Trời! Cái đó ai gọi là lớp kháng thể, kháng nguyên mới có lớp thôi chứ? RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - tranduyenxn - 02-11-2014 ui, cái đó kt mà th, chính xác hơn là chuỗi nặng quyết định lớp của KT (isotýp) . e đọc tl z mà, th xem lại e vs! RE: hỏi về nghiệm pháp Coombs - Jerry - 02-11-2014 Kháng thể được chia thành 5 lớp là đúng rồi. Đặc điểm của các lớp kháng thể như sau: 1. IgM: (i) xuất hiện trong giai đoạn sớm của nhiễm trùng; (ii) có trọng lượng phân tử lớn, không qua được nhau; (iii) có thời gian bán hủy ngắn và (iv) chiếm 5-10% trong huyết thanh người. 2. IgG: (i) xuất hiện muộn hơn IgM; (ii) có trọng lượng phân tử nhỏ, qua được nhau thai (đây là kháng thể mà mẹ truyền cho con); (iii) có thời gian bán huỷ dài và (iv) chiếm 80% trong huyết thanh người. 3. Ig A: là kháng thể chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường niêm mạc (nhiễm trùng tiêu hoá, nhiễm trùng niệu sinh dục…) 4. IgE: kháng thể chống lại ký sinh trùng và miễn dịch trong phản ứng quá mẫn (gây ra dị ứng). 5. IgD: kháng thể chưa rõ chức năng. Trong chẩn đoán thường được quan tâm nhiều nhất là kháng thể IgM và IgG. Bởi vì nếu bệnh nhân có kháng thể IgM đặc hiệu với tác nhân nhiễm trùng nào đó thì chứng tỏ hiện tại tác nhân nhiễm trùng đó đang hiện diện trong cơ thể bệnh nhân. Trong khi đó nếu bệnh nhân có kháng thể IgG thì có thể hiện nay hoặc trước đó bệnh nhân đã từng bị nhiễm bệnh. Thí dụ: (i) IgM với S. typhi dương tính có thể hiện tại bệnh nhân đang mang vi khuẩn thương hàn trong người; (ii) IgG với HBV dương tính bệnh nhân hiện nay đng nhiễm HBV hoặc trước đó bệnh nhân đã từng nhiễm HBV (và hiện nay không có nhiễm). Đối với kháng nguyên thì lại được phân loại theo các cách như sau: 1. Theo bản chất hóa học: kháng nguyên là protein, polysaccharide... 2. Theo nguồn gốc: (i) kháng nguyên khác gen (alloantigen) là kháng nguyên khác nhau ở các cá thể trong cùng một loài do có sự khác biệt về di truyền (nhóm máu ABO); (ii) kháng nguyên khác loài (heteroantigen) là kháng nguyên chung cho mọi cá thể trong cùng một loài (albumin); (iii) tự kháng nguyên là kháng nguyên của bản thân cơ thể kích thích để tự tạo ra kháng thể (hiện tượng tự miễn). 3. Theo đáp ứng miễn dịch: kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức và kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức |