[LT] Sán dây bò - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Ký sinh trùng (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-72.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-106.html) +---- Chủ đề: [LT] Sán dây bò (/thread-1193.html) |
[LT] Sán dây bò - tuyenlab - 02-21-2013 SÁN DÂY BÒ 1. Hình thể. 1.1. Sán trưởng thành Sán dây bò dài 4-12 m, thân sán gồm trên 1000 đốt, cấu tạo tương tự sán dây lợn. Đốt trưởng thành dài 20-30mm. Tử cung chia khoảng 32 nhánh. Đầu sán nhỏ, có 4 hấp khẩu. Điểm khác biệt với sán dây lợn là đầu không có vòng móc. Lỗ sinh dục ở các đốt sán xen kẽ không đều bên phải với bên trái. 1.2. Trứng sán Giống sán dây lợn, hình gần giống bầu dục, kích thước 20-30m x 30-40m. 1.3. Ấu trùng Là một bọc chứa đầy chất lỏng, bên trong có đầu ấu trùng, không có móc. Khó nhận biết hơn ấu trùng sán dây lợn . 2. Chu kỳ phát triển 2.1. Vị trí ký sinh Sán dây bò ký sinh ở ruột non. 2.2. Diễn biến chu kỳ Đốt sán già sau khi rời khỏi thân sán có khả năng di động tự bò ra hậu môn để phát tán ra ngoại cảnh hoặc theo phân ra ngoài. Trứng không đòi hỏi thời gian phát triển ở ngoại cảnh. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, chủ động bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu. Bệnh nhân thường dễ biết mình bị mắc bệnh vì nhìn thấy, phát hiện các đốt sán ở quần áo, giường chiếu. Các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên nó có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3 đến 28 đốt. Các đốt sán già rơi vào ngoại cảnh và vỡ ra, giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò” (cysticercus bovis). Nang ấu trùng sán bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông ... của trâu, bò. Ấu trùng có khả năng sống được 1 năm rồi khô cứng lại. Sau 4 tháng phát triển nang sán có khả năng lây nhiễm. Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn ở trong trạng thái tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 đến 10 tuần. Người là vật chủ chính và trâu, bò là vật chủ phụ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm. Con người thường bị mắc bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán bò hiếm gặp. 3. Tác hại - Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, đau chủ yếu ở vùng hồi tràng, đôi khi giống như cơn đau ruột thừa. Bệnh nhân có thể ỉa lỏng, suy nhược cơ thể, thiếu máu nhẹ. - Gây cảm giác bứt rứt, khó chịu khi đốt sán bò ra ngoài. - Tắc ruột hoặc bán tắc. 4. Chẩn đoán 4.1. Chẩn đoán lâm sàng Khi thấy đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán bò ra hậu môn. Người bị mắc bệnh sán dây bò hay trong nhà có người mắc bệnh thường dễ tự phát hiện ra bệnh, gia đình bị những tác động tâm lý nặng nề, khó chịu và ghê sợ khi nhìn thấy những đốt sán tự rụng ra, bò khắp nơi trên giường, chiếu, quần áo ... 4.2. Chẩn đoán Xét nghiệm – Xét nghiệm phân tìm đốt sán. – Chẩn đoán bằng miễn dịch 5. Dịch tễ học. Bệnh sán dây bò phân bố ở khắp nơi tuỳ thuộc vào tập quán ăn uống. Bò con dễ bị nhiễm bệnh ấu trùng sán bò. Ở các nước theo tôn giáo kiêng ăn thịt bò thì khó mắc bệnh. Nang ấu trùng chết ở nhiệt độ 570C hoặc ở -100C trong 5 ngày. Ở Việt Nam sán dây bò thường gặp hơn sán dây lợn (sán dây bò 78%, sán dây lợn 22%). Người mắc bệnh do thói quen thích ăn thịt bò tái. Vùng đồng bằng mắc bệnh cao hơn miền núi, tỉ lệ khoảng 1- 4%. Trước đây, loài sán này gần như không có, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán dây bò ở cộng đồng rất cao như có xã ở Tuyên Quang có 150 nhân khẩu thì có tới 40 người nhiễm sán dây hay như tháng 4/2009, Khoa Ký sinh trùng -Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã điều tra phát hiện một ổ bệnh sán dây bò tại xã Đak Mon, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum. Kết quả điều tra xét nghiệm phân cho 461 người đã phát hiện 72/461 người nhiễm sán dây bò chiếm tỷ lệ 15,61%. Nguyên nhân gây bệnh sán dây bò tại vùng này là do người dân có tập quán ăn sống thịt bò mà không hề nấu chín. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Dẻ, có tập quán băm nhỏ thịt bò ra vắt chanh hoặc nước quả tai chua ở rừng vào sau đó ăn sống và uống rượu với một vài cọng xả. Tập quán này có từ nhiều năm, người dân quan niệm ăn theo cách này rất ngon và bổ. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc nhiễm sán dây bò trưởng thành. 6. Phòng bệnh. - Vệ sinh ăn uống, không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm bệnh. - Quản lý và kiểm tra sát sinh. - Điều trị người bệnh để diệt nguồn bệnh. 7. Điều trị - Điều trị bệnh sán dây bò cũng như sán dây lợn bằng cách sử dụng thuốc Niclosamide (Yomesan, Trédemine) viên 500mg hoặc Praziquantel (Biltricid, Distocid) viên 600mg. - Việc điều trị phải có sự chỉ định cụ thể và theo dõi của thầy thuốc để tránh những hiệu ứng phụ của thuốc gây ra. - Các đốt sán rụng ra phải thu gom xử lý và đi đại tiện phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý nguồn phân thải mang mầm bệnh ký sinh trùng, tránh làm vương vãi trứng giun ra làm ô nhiễm môi trường. RE: [LT] Sán dây bò - phuhmtu - 02-21-2013 Adm tự biên soạn phải không ? chắc là tốn nhiều công sức lắm. thanks very much RE: [LT] Sán dây bò - thanhmaiw.o2 - 04-11-2019 (02-21-2013, 10:25 AM)tuyenlab Đã viết: RE: [LT] Sán dây bò - tdtm2442 - 07-03-2019 Up cho lên top. Cám ơn! |