Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Một số ngộ độc thường gặp và cách xử trí - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Độc chất học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-96.html)
+---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-115.html)
+---- Chủ đề: Một số ngộ độc thường gặp và cách xử trí (/thread-1186.html)

Trang: 1 2 3 4 5 6


Ngộ độc thức ăn - tuyenlab - 02-20-2013

I. Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc thức ăn
1. Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn
a. Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tuỳ thuộc nguyên nhân gây ngộ độc:
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng
- Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu
- Có thể sốt hay không
b. Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ < 1 tuổi: mất nước, mất điện giải, truỵ mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn.
* Các dấu hiệu mất nước:
- Đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm
- Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát)
- Da nhăn nheo, véo da bệnh nhân bằng 2 ngón tay nó không trở lại nhanh được.
- Mắt trũng sâu.
- Mạch nhanh, thở nhanh, sâu, sốt, mệt lả, co giật.
2. Nguyên nhân ngộ độc
a. Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc:
- Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiếc, arsenic.
- Các HC hữu cơ: polyvinylchlorid, các thuốc màu.
- Thuốc diệt côn trùng, vật hại.
- Các chất phóng xạ.
- Alkyl thuỷ ngân.
b. Virus, VK hay nấm mốc có trong thực phẩm (TP), VK có độc tố phát triển trong TP: tụ cầu, ly trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô. Các virus: adeno virus, rotavirus, norwalk virus.
c. Các chất độc có tự nhiên trong TP: cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, cá nóc, (họ tetrodontidae), cá dím (diodontidae), cá mặt trời, mặt trăng (molidae), mật cá trắm. Da cóc, gan trứng cóc chứa chất độc (bufotoxin) gây rối loạn nhịp tim nặng Nọc rắn độc: nhóm rắn lục, rắn hổ chúa, cạp nong, cạp nia, có thể gây chết người.
d. Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các chất TP chứa tyramin (sữa), monosodium glutamate (bột ngọt).
Khi có ngộ độc thức ăn, phải:
- Giữ lại các thực phẩm đã ăn để xét nghiệm
- Giữ lại chất nôn
- Xét nghiệm và cấy phân
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/VI0uvR



Ngộ độc Asen vô cơ - tuyenlab - 02-20-2013

Đại cương
Asen kim loại (As) không hoà tan, nhưng dễ oxy hoá thành anhydric aseniơ gây ngộ độc.
Asen vô cơ dùng để diệt côn trùng, diệt cỏ (với nồng độ 1%). Trước kia asen vô cơ còn dùng làm thuốc nâng cao thể trạng, chống thiếu máu: dung dịch Fowler có 1% aseniat kali.
Độc tính
Nồng độ tối đa cho phép trong không khí: 0,5mg/mm3.
Uống một lúc trên 0,20g anhydrit aseniơ có thể bị ngộ độc nặng, tử vong.
Muối asen vô cơ gây độc mạnh hơn nhiều so với muối hữu cơ, và cũng tích luỹ lâu hơn trong cơ thế.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/VI18cN



Ngộ độc Asen hữu cơ - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
Thuốc chống đơn bào, dẫn chất As hoá trị 3 và hoá trị 5.
II. Độc tính
Thải trừ nhanh nên ít độc hơn dẫn chất vô cơ
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
Sớm: cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh.
Chậm: (ngày thứ 9): phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não.
Muộn: đỏ da, viêm dây thần kinh.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xk6B7D



Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
Chì ở trong trạng thái không kết hợp, không độc, nhưng dễ oxyt hoá thành oxyt chì rất độc.
Các acetat, tactrat, citrat, acseniat chì đều rất độc. Nước mưa đi qua ống nước bằng chì có thể gây ngộ độc.
II. Cơ chế tác dụng, độc tính
Tác dụng ức chế các enzym cơ bản của cơ thể, đặc biệt là hệ thống codeshydrogenase.
Liều độc: chỉ cẩn vài chục ml muối chì đối với người lớn.
Liều gây chết đối với acetat chì: khoảng 1g.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xk73Tx



Ngộ độc CS - tuyenlab - 02-20-2013

I. Độc tính
CS từ 2 Chữ Corson và Stoughton là tên hai nhà sáng chế, tên hoá học là orthclorobenzylidene - malononitrile là 'một chất kích thích mạnh thường gọi là hơi cay.
CS được chứa trong bình xịt dùng cho tự vệ cá nhân hoặc trong lựu đạn, bom hơi cay. Đậm độ CS thay đổi từ 1 đến 8% có khi 20% tuỳ theo mục tiêu sử dụng.
Các bình xịt hơi cay có 3 thành phần:
1. Hơi xịt là nitơ hay protoxyd nitơ, ít gây độc, ít gây kích thích.
2. Dung môi thường là dichloromethane kích thích rất mạnh, đôi khi dung môi là 1-1 trichloroe than hoặc methyhsobutylceton.
3. Hoạt chất là CS: Ngoài CS ra còn có CN (chloracetophenon), kích thích rất mạnh. Nồng độ CS (bình xịt) 0,1 - 5% cho tự vệ cá nhân, 25 - 32% cho đám đông (lựu đạn).
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xk7b5t



Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
Chì tetraetyl hay tetrametyl là các dung dịch ít bay hơi, dùng để giảm thanh trong động cơ (ô tô, máy bay...)
Tỷ lệ chì trong xăng chiếm 0,4 - 1%.
Độc chất qua đường tiêu hóa, hô hấp, da.
II. Cơ chế sinh bệnh, độc tính
Khác với chì vô cơ gây viêm ống thận cấp, chì hữu cơ chủ yếu là một độc chất thần kinh: gây liệt thần kinh sau vài giờ trong ngộ độc cấp, sau vài ngày trong ngộ độc mạn tính.
Liều gây chết: 70mg cho một người sống. Trên thực nghiệm thỏ chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xka4TH



Ngộ độc thuỷ ngân - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
Ngộ độc Cấp thuỷ ngân hiện nay ít gặp hơn trước. Tuy nhiên với việc sử dụng các thuốc sát khuẩn thuỷ ngân như các thuốc nam có thuỷ ngân... và việc tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân
trong labo khả năng ngộ độc thuỷ ngân rất có thể xảy ra.
II. Độc tính
Muối thuỷ ngân gây tổn thương ống thận, nhưng uống thủy ngân lỏng không ngộ độc.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
- Sau khi uống muối thủy ngân bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng ở thượng vị, nôn mửa, ỉa chảy lẫn máu dữ dội.
- Vài giờ sau hay ngày hôm sau, bệnh nhân đái ít rồi vô niệu. Ngoài ra còn có viêm miệng, viêm lợi (riềm Burton).
IV. Xử trí
1. Rửa dạ dày: nhưng không được dùng bicarbonat hay sulfat.
2. Dùng thuốc chống độc BAL (British anti - lewisite) còn gọi là dimercaptopropanon hay dimercaprol ống 0,1g tiêm bắp mỗi lần 3mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ một lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần trong 2 ngày.
3. Chống suy thận cấp (do viêm ống thận cấp) bằng furosemid nếu không kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận (lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo).
- Với BAL dùng rất sớm, furosemid và các phương pháp lọc ngoài thận, ngộ độc thuỷ ngân không còn nguy hiểm như trước nữa. Nhưng ngộ độc mạn vẫn để lại các di chứng nặng nề, đặc
biệt là ở não và thần kinh ngoại biên.
… …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xkaiua



Ngộ độc các khí chất gây kích thích và gây ngạt - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
- Trong sản xuất công nghiệp, các khí gây kích thích và gây ngạt có thể xuất hiện và gây ngộ độc do ống dẫn bị rò vỡ, hoặc do quy trình sử dụng không đúng. Danh mục các khí này rất dài, nhưng các dấu hiệu lâm sàng và các biện pháp xử trí đều giống nhau. Các khí gây ngạt và gây kích thích thường gặp là: các khí có Clo, cloropicrin, photgen (COCl2) ozon (O3) amoniac (NH3) các hơi nitơ (NO2, NO), SO2, SO4H2, HNO3, formol, khói các chất dẻo (epoxy, este, polyamit...) gốc Cl hữu cơ và P hữu cơ.
- Bên cạnh các khí công nghiệp, còn các khí độc chiến tranh như CS (bình xịt, lựu đạn cay).
II. Độc tính
- Các khí độc kích thích các phế quản lớn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.
- Đồng thời các hơi độc được hít vào sâu trong phế nang có thể gây phù phổi cấp, do tác dụng trực tiếp lên màng phế nang - mao mạch. Đặc điểm chung của phù phổi cấp ở đây là:
l. Cung lượng, thể tích máu và mao mạch phổi bình thường, có khi giảm.
2. Áp lực động mạch phổi dưới 12mmHg.
3. Tổn thương nặng nề các tế bào màng phế nang mao mạch, thường lớp màng đáy vẫn còn nguyên vẹn.
4. Các tổn thương trên làm cho huyết tương tiết ra ngoài mao mạch, đổ vào phế nang gây phù phổi cấp, dịch vị tiết chứa rất nhiều protein và fibrin (khác với phù phổi cấp nguyên nhân do tim).
5. Tác dụng đoản mạch mạnh: hệ thống cầu nối Thebesius phát triển.
6. Phù phổi cấp tổn thương đột ngột bùng lên.
- Các đặc tính này trái ngược hẳn với từng điểm với cơ chế sinh phù phổi cấp do tim hoặc do tăng thể tích máu.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
Các triệu chứng xuất hiện sau một thời gian từ vài phút đến vài giờ kể từ khi hít phải khí độc.
1. Thể tối cấp: sau một thời gian ngắn không có triệu chứng, bệnh nhân cảm thấy co thắt ngực, chóng mặt nôn mửa, ho dữ dội,
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/XkazNN



Ngộ độc Carbon sulfua - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
- Carbon sulfua là một chất hoà tan mạnh các chất béo, các nhựa và cao su vì vậy được dùng nhiều trong công nghiệp cồn gắn, cao su, sợi nhân tạo.
- Carbon sulfua còn được dùng trong nông nghiệp để diệt côn trùng. Ngộ độc cấp xảy ra do hít phải hơi độc đôi khi do uống phải chất độc.
II. Độc tính
Nồng độ 15mg/lit hay 1/225 thể tích không khí có thể gây tử vong trong 30 - 60 phút.
Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh. Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin Bl.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Thể tối cấp: gây tử vong trong vài phút.
2. Thể cấp và bán cấp gây ra hai loại hội chứng
a. Hội chứng thần kinh
- Mới đầu xuất hiện 3 triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
- Sau đó giãy giụa lảo đảo, mê sảng, cử động không phối hợp, chóng mặt ảo giác, thị giác và thính giác.
- Nặng hơn nữa có thể hôn mê, liệt hô hấp.
b. Hội chứng tiêu hoá: đau bụng, nôn mửa.
3. Thể mạn: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, bẳn tính, viêm nhiều dây thần kinh cảm giác và vận động ở hai chi dưới.
IV. Xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc.
- Nếu chưa có liệt hô hấp, cho bệnh nhân thở CPAP qua mặt nạ mũi.
- Đặt ống nội khí quản và thở máy có PEEP nếu có liệt hô hấp, ARDS.
- Cho thuốc an thần nhẹ: cloral, meprobamat.
- Tiêm vitamin Bl liều cao: 100 - 200mg.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/XkaObn



Ngộ độc Clo hữu cơ - tuyenlab - 02-20-2013

I. Đại cương
Chỉ hữu cơ trước kia được dùng nhiều làm hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp, nay vẫn được nhập lậu:
1. DDT (diclorodiphenyl tricloro etan) được dùng rộng rãi trên thế giới từ 1939, thải trừ qua nước tiểu dưới dạng DDA.
2. Các dẫn chất của indan: aldrin, clodan... được chuyển hoá trong cơ thể dưới dạng epoxit (độc hơn) rồi được hydroxyt hoá và thải trừ qua nước tiểu.
3. Các dẫn chất của cyclohexan: hexaclorocyclohexan (HCH, 666), lindan... tích luỹ trong mỡ rất lâu và thải trừ rất chậm.
4. Các dẫn chất Clo của tinh dầu terebenthin và của long não (toxaphen) ít tích luỹ hơn, và thải trừ nhanh. Ngộ độc cấp xẩy ra do uống nhầm hoặc tự tử.
II. Độc tính
- Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá. Với DDT, liều nguy hiểm là 5g bột, liều gây tử vong cho người lớn là 20g.. Các dẫn xuất của indan và cyclohexan còn độc hơn DDT.
- Trong ngộ độc cấp, do hữu cơ tác dụng chủ yếu lên thần kinh trung ương (tiểu não và vỏ não vùng vận động). Trong ngộ độc mạn, Clo hữu cơ còn có thể gây rối loạn về huyết học dị ứng, thần kinh và rối loạn di truyền.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Một vài giờ sau khi uống DDT, các dấu hiệu tiêu hoá, thần kinh và tâm thần bắt đầu xuất hiện:
- Nôn mửa, ỉa chảy.
- Lo lắng, bực bội, co giật thớ cơ
2. Nặng hơn nữa có thể thấy: hôn mê, co giật, run chân tay, rối loạn hô hấp. Nhịp thở chậm dần rồi ngừng hẳn.
3. Xét nghiệm độc chất: nước dạ dày có Clo hữu cơ, nước tiểu có DDA.
4. Điện não đồ có thể thay đổi trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.
- Nếu là ngộ độc mạn, bệnh nhân có thể bị giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu; xuất huyết dưới da, viêm da và liệt nhẹ các chi. Sau ngộ độc cấp, có thể có một số di chứng: gầy rất nhanh, rối loạn tâm thần, run chân tay kéo dài trong nhiều tháng.
IV. Xử trí
1. Loại trừ chất độc
- Rửa sạch da bằng xà phòng, thay quần áo.
- Nếu không có hôn mê và co giật, rửa dạ dày cho thêm than hoạt và bơm vào ống Faucher 30g sorbitol.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/XkaWrn