Một số ngộ độc thường gặp và cách xử trí - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Độc chất học (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-96.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-115.html) +---- Chủ đề: Một số ngộ độc thường gặp và cách xử trí (/thread-1186.html) |
Rắn độc cắn - tuyenlab - 02-20-2013 31. Rắn độc cắn I. Đại cương Các rắn độc thuộc về hai họ: - Họ có móc cố định, gồm có các loại: Elapidae và Hydrophiidae. - Họ có móc di động, gồm có các loại: Crotalidae vàbViperidae. Các loại rắn độc chính: 1. Họ rắn biển: Hydrophiidae (đầu tròn, đuôi dẹt), Hydrophis, Lapemis. Ở Việt Nam có 13 loại rắn biển như: Hydrophis cyanocinctus, Hydrophis fasciatus, Lapemis hardwickii. 2. Họ rắn hổ: Elapidea (đầu tròn, vẩy đầu rất to, không có vẩy móc ở trung gian vẩy mịn và vẩy trước ổ mắt). Acathopis, Aspidelaps, Bungurus, Amonsia, Dendroaspis, Desnisonia, Elaps, Hemachatus, Micrurus, Naja (Cobra), Notechis, Psendechis. Ở Việt Nam có cạp nông (Bungarus fasciatus); cạp nia (Bungarus candidus); hổ chúa (Ophiophagus hannah, Kmgcchra) thấy ở cả 3 miền, không có vòng kính đầu; hổ phì (naja naja atra ở miền Bắc, đầu có một vòng kính trắng có gọng, naja naja kaouthia ở cả 2 miền, đầu có một vòng kính trắng không có gọng; hổ mèo (Naja naja siamensis) ở miền Nam, đầu có hai vòng kính. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHUZ0q Ong đốt - tuyenlab - 02-20-2013 32. Ong đốt I. Đại cương Ong đốt thường là nhẹ gây ra phản ứng đau tại chỗ là chính. Tuy nhiên đôi khi ong đốt có thể gây tử vong do sốc phản vệ (chỉ cần 1 con) hoặc do nhiễm độc nặng (trên 10 con). Nạn nhân có thể chết ngay tại chỗ (thường là trẻ em) hoặc bị viêm ống thận cấp do tiêu cơ vân trong những ngày sau: Ong có hai loại chính: - Họ ong vò vẽ (Vespidae) bao gồm: + Ong vò vẽ thường (Vespula vulgaris) thân dài, bụng thon, mình vàng có vạch đen, thường làm tổ ở trên cây, dưới mái nhà. + Ong bắp cày (Vespa crabro) to hơn, mình đen chấm vàng, thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất trong đống cành mục. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHViZ1 Sâu ban miêu - tuyenlab - 02-20-2013 33. Sâu ban miêu I. Đại cương - Sâu ban miêu (Lytta vesicatoria) là côn trùng loại coleoptera (4 cánh) có màu xanh kim loại đẹp. Được dùng từ thượng cổ, để gây kích thích bộ phận sinh dục. - Cantharidin là hoạt chất của cantharid còn thấy ở các côn trùng thuộc loại ruồi Milan, meloes... Đôi khi được dùng với ý đồ tự tử hoặc đầu độc. - Có trường hợp ngộ độc do ăn phải ếch nuốt sâu ban miêu (ếch không bị ngộ độc). II. Độc tính Cantharid và cantharidin là chất gây viêm tấy mạnh. Liều độc: - Liều gây chết: l,5g cantharid, 0,02 - 0,03g cantharidin. - Liều gây ngộ độc ở người lớn: 0,01g cantharidin. Xét nghiệm độc chất: soi kính hiển vi tìm vẩy cánh của sâu ban miêu ở phân và nước dạ dày. III. Triệu chứng ngộ độc cấp Tại chỗ: có nhiều nốt phỏng có viêm tấy da. Do uống: … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHVBD4 Ngộ độc mật cá trắm - tuyenlab - 02-20-2013 34. Ngộ độc mật cá trắm I. Độc tính Cá trắm có hai loại: - Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus): mình và vây màu xám đen, ăn tôm cá nhỏ. - Cá trắm trắng (Stenopharyngodon idellus): mình và vây màu xám nhạt, gần như trắng, ăn rong, cỏ. Người ta nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với rượu, mật ong. Mật của cá trắm từ 3 kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày. Độc tố chính là một alcol steroid có 27C gọi là 5alpha cyprinol. Tổn thương chủ yếu là viêm gan thận. Nguyên nhân tử vong: - Phù phổi cấp do viêm nhiễm độc hoặc suy thận cấp. - Phù não do vô niệu, ứ nước. Tổn thương vi thể: Thận: - Cầu thận tổn thương nhẹ, các mao mạch giãn rộng, chứa đầy nước không có hồng cầu. Màng đáy và vỏ Bowman phù nề. - Ống thận tổn thương nặng nề ở mức độ khác nhau, đặc biệt ở vùng ống lượn: liên bào ống thận mất riềm bàn chải, sưng đục, thoái hoá. - Gan: sung huyết các tĩnh mạch giữa múi, các xoang tĩnh mạch giãn rộng, đầy hồng cầu. Nguyên sinh chất tế bào gan sưng đục, hoặc thoái hoá, hạt có nhân đông. Khoảng cửa xung huyết không có phì đại, xơ hoá. II. Triệu chứng ngộ độc cấp Triệu chứng chủ yếu là rối loạn tiêu hoá, viêm ống thận cấp và viêm tế bào gan. 1. Rối loạn tiêu hoá: là các biểu hiện đầu tiên của thời kỳ nhiễm độc, hai ba giờ sau khi nuốt mật, xuất hiện: - Buồn nôn, nôn mửa. - Đau bụng dữ dội. - Sau đó ỉa chảy, đôi khi có máu. - Đồng thời có các dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân rất mệt, nằm liệt giường, đau mình mẩy, chóng mặt, toát mồ hôi, đái ít. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/13deCuN Ngộ độc cá nóc - tuyenlab - 02-20-2013 35. Ngộ độc cá nóc I. Tiêu chuẩn chẩn đoán 1. Chẩn đoán xác định a. Lâm sàng Sau khi ăn cá nóc (còn gọi là Puffer flsh, Balloon flsh, Fugu - Tên gọi Ở Nhật Bản) hay cá khô, ruốc cá làm bằng cá nóc, triệu chứng xuất hiện sau 10 - 30 phút: tê miệng, lưỡi, hai môi, đau đầu, nôn, nói khó, tê ở ngón, bàn tay bàn chân, yếu và mệt, tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp. Các dấu hiệu khác: tim chậm, rối loạn nhịp, hạ huyết áp, hạ nhiệt độ, tăng tiết nước bọt, tím, ngừng thở, mất phản xạ gân xương và trương lực cơ. Các dấu hiệu lâm sàng có thể mất đi sau 24 giờ nếu bệnh nhân được cứu sống. b. Xét nghiệm - Máu: điện giải, urê, đường, creatinin, thăng bằng toan kiềm. - Điện tâm đồ: nhịp chậm, rối loạn nhịp. - Theo dõi SPO2 và EtCO2 (nếu có điều kiện) hoặc chức năng phổi (Vt, áp lực âm thở vào). - Phát hiện độc chất tetrodotoxin (TTX) trong dịch cơ thể hoặc trong mẫu bệnh phẩm: chỉ thực hiện được ở những cơ sở xét nghiệm hiện đại. 2. Chẩn đoán phân biệt - Các chất độc khác ở thực phẩm (vi khuẩn, hoá chất trừ sâu, chất bảo quản, cá độc loại Scombroid, Ciguatera, Shellfish cũng gây nôn, buồn nôn. - Các nguyên nhân không do độc: viêm dạ dày cấp, co thắt đại tràng. II. Nguyên nhân gây bệnh - Chất độc trong cá nóc được gọi là tetrodotoxin (TTX) là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá huỷ ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh. - TTX tập trung ở trứng cá, ruột gan và tinh hoàn của cá. Chất độc này còn tìm thấy trong một số loại vật khác như: bạch tuộc có vòng xanh ở tua dễ lẫn với con mực, con sa - giông và kỳ nhông. - Chất độc TTX tác dụng lựa chọn chẹn dòng natri trong cơ chế bơm kali - natri và kênh natrium tấm vận động, do đó TTX gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thời TTX còn phát động vùng nhận cảm hoá học gây nôn, nôn liên tục. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHWf3q Ngộ độc sắn - tuyenlab - 02-20-2013 36. Ngộ độc sắn I. Đại cương Sắn là rễ biến thành củ của cây sắn Manihot thuộc họ Euphorbiacae. Sắn có hai loại: - Manihot aipi Pohl, ít gây ngộ độc (sắn ngọt) - Manihot utilissima, hay gây ngộ độc (sắn đắng) II. Độc tính Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Đế tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc. Chất độc có nhiều ở vỏ sắn, đầu sắn và ruột sắn (phần xơ). III. Triệu chứng ngộ độc cấp A. Lâm sàng Triệu chứng ngộ độc acid cyanhydric: acid này ức chế hoạt động của men hô hấp đặc biệt là enzym cytocrom oxydase, enzym đỏ Warburg làm cho các tổ chức không sử dụng được oxy. 1. Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy. 2. Rối loạn thần kinh: chóng mặt nhức đầu. Nặng hơn có thể co cứng, co giật, đồng tử giãn, sau đó hôn mê. 3. Rối loạn hô hấp: tình trạng ngạt thở, xanh tím, suy hô hấp cấp gây tử vong nhanh. B. Xét nghiệm độc chất - Máu tĩnh mạch đỏ tươi do oxy không được sử dụng. - Chất nôn và nước tiểu có acid cyanhydric. IV. Xử trí 1. Gây nôn bằng apomorphin 0,005g tiêm dưới da hoặc rửa dạ dày bằng dung dịch kali permanganat 2%. 2. Đặt ống thông nội khí quản, cho thở máy, tăng thông khí thải trừ nhanh chất độc qua đường hô hấp. 3. Tiêm nhanh các thất gây methemoglobin máu. Methemoglobm sẽ kết hợp với acid cyanhydric để giải phóng cytocrom oxydase. Có thể dùng các chất gây methemoglobin sau đây: - Xanh metylen 10 - 30 ml dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm, cho đến khi bệnh nhân xanh tím lại. - Natri nitrit dung dịch 3%, 5-10ml tiêm tĩnh mạch chậm, có thể tiêm lại cho đến khi bệnh nhân xanh tím lại. 4. Vitamin B12 1000 gamma 10 - 20 ống tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể tiêm lại nhiều lần. Vitamin B12 thực chất là hydroxocobalamin có nguyên tố coban, kết hợp rất mạnh với acid cyanhydric thành cyancobalamin vẫn thường thấy trong vitamin B12 có thể dùng coban tetracemat (Kelocyanor) thay cho vitamin B12. 5. Natri hyposulfit dung dịch 25%, 20ml tiêm tĩnh mạch nhiều lần. Thuốc này không độc, có thể tiêm tới 50g. Thuốc kết hợp với acid cyanhydric thành acid sulfocyanhydric 200 lần kém độc hơn acid cyanhydric. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHWU54 Ngộ độc lá ngón - tuyenlab - 02-20-2013 37. Ngộ độc lá ngón - Cây lá ngón mọc hoang dại ở miền núi Việt Nam như Hà Sơn Bình, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Cây này còn thấy Ở Trung Quốc, Châu âu, Châu Mỹ... - Cây lá ngón thuộc họ Mã Tiền (Loganiaceae). Đó là một loại cây leo, lá nhỏ, mọc đối, dài 4 - 6cm, rộng 2-3 cm, màu xanh lục, cho hoa màu vàng vào tháng 6 đến tháng 8. I. Đại cương Việt Nam: cây lá ngón, thuốc rút ruột. Tên la tinh: Gelsemium elegans Benth, Medicia elegans Gardn, Gelsemium sempervirens AIT, Leptopteris sumatra Blum. II. Độc tính Trong lá ngón có nhiều alcaloid rất độc: Gelsemin, Kouminidin, kouminicin do M. Chou tìm ra từ rễ, thân, lá. Ở việt Nam từ năm 1938, Franck Guichard đã tìm ra chất koumin. Tác dụng được lý của koumin và gelsemin rất giống strycnin lại có tác dụng trên cơ tiêu hoá. Chất độc ngấm rất nhanh vào cơ thể sau khi ăn lá. III. Triệu chứng ngộ độc cấp A. LÂM SÀNG 1. Dấu hiệu tiêu hoá: nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng dữ dội. 2. Dấu hiệu thần kinh - Với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. - Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê. 3. Dấu hiệu tuần hoàn: mạch nhanh rồi chậm, hạ huyết áp. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHXfok Ngộ độc nấm độc - tuyenlab - 02-20-2013 38. Ngộ độc nấm độc Có thể chia các loại nấm độc ra làm hai loại chính: - Loại gây ngộ độc chậm nguy hiểm - Loại gây ngộ độc nhanh, ít nguy hiểm Loại gây ngộ độc chậm I. Độc tính Loại này thuộc nhóm Amanita phalloid có 6 độc tố: phallin, phalloidin, phalloin, amanitin anpha, bêta, gamma. Phallin là một độc tố gây tan máu. Các độc tố khác được tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc. II. Triệu chứng ngộ độc cấp - Xuất hiện muộn 6-40 giờ sau khi ăn (trung bình 12 giờ) - Nôn mửa, ỉa chảy giống tả, kéo dài 2-3 ngày gây mất nước, mất muối, truỵ mạch. - Suy thận cấp (chức năng hoặc thực tổn) - Viêm gan nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Phức hợp prothrombin giảm biểu hiện mức độ của viêm gan. - Viêm gan nặng dẫn tới hôn mê gan. - Có thể thấy đông máu rải rác trong lòng mạch gây xuất huyết và sốc. III. Xử trí Có thể tẩy bằng thuốc tẩy muối (30g), hoặc sorbitol. Truyền dịch: glucose 5 - 10%. Chống rối loạn đông máu: truyền máu, heparin, nếu có đông máu rải rác trong lòng mạch. Lọc ngoài thận: khi có suy thận cấp hoặc hôn mê gan. Lọc ngoài thận không có tác dụng loại trừ độc tố đã gắn vào gan. Loại gây ngộ độc sớm I. Độc tính và triệu chứng Xuất hiện ngay sau khi ăn, trước 6 giờ và kéo dài vài giờ. Tuỳ thuộc loại nấm, có thể thấy: 1. Hội chứng cholinergic (nấm amanita muscaria): giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước dãi, chảy nước mắt, ỉa chảy nhịp chậm, đồng tử co, hạ huyết áp. 2. Hội chứng atropin (nấm amanita panthera) có nơi gọi là nấm sậy. - Giãy giụa, co giật, mê sảng. - Niêm mạc miệng, mắt khô. - Mạch nhanh đồng tử giãn, đỏ da. 3. Hội chứng tiêu hoá: ỉa chảy, nôn mửa. 4. Ảo giác (ảo giác đơn giản): bệnh nhân nhìn thấy các chấm sáng, chấm màu hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt. II. Xử trí - Rửa dạ dày, uống natrisulfat 30g. - Chống hội chứng cholinergic bằng: atropin 0,5-1mg tĩnh mạch cho đến khi có dấu hiệu khô mồm. - Chống hội chứng atropin bằng: barbituric, điều chỉnh nước và điện giải. - Chống ảo giác bằng các loại phenothiazin (aminazin). … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHYdB3 Ngộ độc mã tiền (strycnin) - tuyenlab - 02-20-2013 I. Đại cương Hạt cây mã tiền (Strychnos nux vomica L.) và một số cây cùng loại chứa 2 alcaloid chính: strycnin và brucin. Các hoạt tố này được dùng trong nông nghiệp để diệt chuột, diệt thú có hại và trong y tế với mục đích điều trị (kích thích thần kinh cơ...) ngộ độc cấp có thể xảy ra do tự tử, đầu độc hoặc do lầm lẫn. II. Độc tính Strycnin là một chất độc gây co giật, liều gây tử vong ở người lớn là 0,05g (do ngạt thở). Với liều độc vừa phải, strycnin và brucin làm tăng tính kích thích của các nơron ở các tầng tuỷ sống do làm giảm thời trị (chronaxie). Vì vậy các kích thích từ ngoại vi có thế gây những cơn co giật toàn thể. Với liều độc cao, strycnin làm tăng tính kích thích các dây thần kinh ngoại vi do làm giảm thời trị của các cơ giống như cura. Tuy nhiên hậu quả của sự không đồng thời đó cũng dẫn đến tình trạng cura, nghĩa là giống liệt cơ. III. Triệu chứng ngộ độc cấp Lâm sàng Các dấu hiệu xuất hiện sớm (30 phút sau khi uống, vài phút sau khi tiêm) và mất đi sau 6 giờ. 1. Cơn co giật kiểu uốn ván nối tiếp nhau, mỗi cơn cách nhau vài phút: người uốn cong, cứng hàm. 2. Trong cơn, nhịp thở rất nông và ngắt quãng: gây ra tình trạng giảm thông khí phế nang giống như trong uốn ván hoặc ngộ độc cura: xanh tím, mạch nhanh, huyết áp tăng, vã mồ hôi. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHZ04J Ngộ độc phụ tử (aconit) - tuyenlab - 02-20-2013 I. Đại cương Phụ tử còn có tên gọi là củ ấu tầu, củ ô đầu, tên latinh là Aconitum napellus, Columbianum; monkshơod (Renonculaceae). Phụ tử được dùng trong đông y để ngâm rượu làm thuốc bóp chữa đau xương, đau khớp. Ngộ độc cấp thường do uống nhầm tưởng là rượu bổ, đôi khi do tự tử. Phụ tử ức chế các nhánh tận của dây thần kinh giao cảm và các chỗ nối tiếp của dây thần kinh, ức chế các trung tâm hô hấp đặc biệt là hành tuỷ, các dây thần kinh kích thích tim. II. Độc tính Phụ tử là một loại thuốc rất độc, chỉ cần vài gam củ hay rễ cũng đủ gây chết cho một người lớn, Aconitin là một alcaloid của phụ tử có thể gây tử vong với liều 1mg. III. Triệu chứng ngộ độc cấp 1. Sau khi nhấm một ngụm rượu phụ tử, bệnh nhân nhận thấy có rối loạn cảm giác, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác ở lưỡi, họng và mặt làm cho bệnh nhân có cảm giác đầu to dần ra. Các chi cũng có thể mất cảm giác. Bệnh nhân cảm thấy lo sợ, khó chịu, buồn bã chân tay. 2. Tiếp theo là các rối loạn thần kinh thực vật: buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật thớ cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt. 3. Rối loạn hô hấp: khó thở, nhịp thở chậm, tình trạng tăng tiết gây ứ đọng khí phế quản, ngừng thở. 4. Rối loạn nhịp tim: nhịp xoang chậm, ngoại tâm thu thất một ổ, rồi nhiều ổ, bloc nhĩ thất, cuối cùng là cơn nhịp nhanh thất, rung thất. Nguy cơ gây tử vong chủ yếu là các rối loạn hô hấp (liệt hành tuỷ) và các loạn nhịp tim, diễn biến từ vài phút đến vài giờ. … … … … … Trích dẫn:http://sdrv.ms/VI0bRK |