![]() |
Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - Phiên bản có thể in +- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan) +-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html) +--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html) +---- Diễn đàn: Lý thuyết (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-101.html) +---- Chủ đề: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường (/thread-2207.html) |
RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - van hmu - 03-20-2014 Em thắc mắc ạ: Tại sao trong xét nghiệm Howell tiểu cầu lại ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm,cơ chế cụ thể là như thế nào ạ? Thời gian PT lại không bị ảnh hưởng? Tại sao trong xét nghiệm Howell thì phải đợi Huyết tương đông đặc mới được đọc kết quả còn ATPP và PT chỉ cần xuất hiện màng đông ạ? RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - tuyenlab - 03-20-2014 (03-20-2014, 05:08 PM)van hmu Đã viết: Em thắc mắc ạ: 1. Vì Howell là Xn con đường đông máu nội sinh, mà con đường này cần có sự tham gia của yếu tố 3 tiểu cầu nên sẽ bị ảnh hưởng. Còn XN PT là con đường ngoại sinh nên không cần sự tham gia của tiểu cầu do đó không ảnh hửng bởi tiểu cầu.\ 2 APTT và PT là 2 XN rất nhạy để xác định chính xác con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh. Mà con đường nội sinh hay ngoại sinh chỉ dừng ở giai đoạn hình thành Thrombin còn từ thrombin đến fibrin(cục đông) là con đường chung. Do đó nếu chỉ muốn tính con đường nội sinh hay ngoại sinh thì chỉ dừng ở màng đông (bắt đầu hình thành thrombin). Còn Howell không nhậy, thời gian lâu hơn nên không xác định được điểm bắt đầu đông để dừng mà phải chờ đông hẳn. (có nghĩa là nó đã đi qua cả giai đoạn đông máu chung) (07-13-2013, 03:33 PM)Gahawai Đã viết: Thưa thầy tại sao t.gian TT lại dài hơn PT ? Trong khi PT là con đường ngoại sinh bao gồm cả gđoạn sinh thrombin ngoại sinh và con đường chung? PT bình thường 9-13s phải k ah PT không bao gồm TT em nhé, nó mới chỉ bắt đầu, còn qua hẳn con đường chung thì nó phải đông chặt. do đó TT dài hơn PT là bình thường. còn giá trị bt của PT thường là 9-13s nhưng còn phụ thuộc vạo hóa chất nữa, RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - van hmu - 03-20-2014 Dạ, hiểu rồi ạ. E cảm ơn thầy ![]() RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - van hmu - 03-21-2014 Em đọc lại rồi,e vẫn thắc mắc tí nữa ạ: Ở thời gian Howell bị ảnh hưởng bởi tiểu cầu vì tiểu cầu có yếu tố 3,còn ATPP không bị ảnh hưởng bởi tiểu cầu vì huyết tương ít tiểu cầu nhưng em đọc thì thấy người ta đã thay yếu tố 3 của tiểu cầu bằng cephalin thì khác gì nhau ạ? Nếu cơ chế chỉ là sự có mặt yếu tố 3 thì PT và ATPP khác gì nhau ạ? Phải chăng tiểu cầu còn tham gia với 1 cơ chế khác nữa? Tại sao tiểu cầu không ảnh hưởng đến thời gian PT ạ? E nghĩ nếu trong xét nghiệm PT nếu huyết tương giàu tiểu cầu thì khi cho canxi vào con đường đông máu nội sinh sẽ xảy ra,điều này sẽ ảnh hưởng tới thời gian đông máu ngoại sinh PT chứ ạ? Tại sao thời gian máu chảy chủ yếu đánh giá SL và CL tiểu cầu mà e không thấy nhắc đến do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu ạ? RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - van hmu - 03-25-2014 Sao không ai trả lời em ạ??? ![]() RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - tuyenlab - 03-25-2014 (03-21-2014, 10:35 AM)van hmu Đã viết: Em đọc lại rồi,e vẫn thắc mắc tí nữa ạ: Mình hỏi thật bạn đã đọc kỹ sơ đồ đông máu chưa? Nếu chưa bạn cần đọc kỹ lại sơ đồ đông máu này. Như mình đã nói ở trên trong cơ thể, con đường đông máu ngoại sinh xảy ra trước (nhanh hơn) vì có sự tham gia của thromboplastin của mô và tổ chức. còn nôi sinh chậm hơn và cần có sự tham gia của yếu tó 3 tiểu cầu kết hợp các yếu tố khác để hình thành thromboplastin nội sinh. PT nó dùng ngay thromboplastin của mô và tổ chức còn APTT phải trải qua quá trình rất lâu mới tạo ra được throboplastrin nôi sinh. Tiểu cầu không tham gia vào PT (bạn chỉ cần nhìn sơ đồ đông máu là thấy) nên huyết tương có giàu tiểu cầu cũng chẳng có tác dụng gì vì nó đâu cần dùng đến. XN thời gian máu chảy đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu nó bao gồm: + Chức năng thành mạch + Số lượng, chất lượng tiểu cầu Giai đợn này chỉ giúp hình thành nút tiểu cầu chứ chưa xuất hiện cục máu đông (fibrin) nên không có sự tham gia của các yếu tố đông máu. Sau gai đoạn này mới đến giai đoạn đông máu huyết tương, khi đó mới có sự tham gia của các yếu tố đông máu. Bạn cần đọc kỹ lý thuyết về đông máu trước, chứ chưa đọc lý thuyết mà đã tìm hiểu về các XN thì không hiểu được đâu. Trong diễn đàn có đầy đủ các bài bài viết về đông máu đấy, bạn đọc đi nhé Cấu trúc và chức năng tiểu cầu: http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=421 Các yếu tố của tiểu cầu: http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=2208 Sinh lý đông cầm máu: http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=453 RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - nhimxu - 06-07-2014 thầy ơi cho e hỏi tại sao khi làm APTT chp cephalin+kaolin cứ 15s lại phải lắc một lần và lắc tới 3p ạ? RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - tuyenlab - 06-07-2014 (06-07-2014, 12:10 PM)nhimxu Đã viết: thầy ơi cho e hỏi tại sao khi làm APTT chp cephalin+kaolin cứ 15s lại phải lắc một lần và lắc tới 3p ạ? Vì cephalin kaolin dễ bị lắng xuống đáy, nên phải lắc vậy để nó hòa trộn điều tốt hơn! RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - nhimxu - 06-08-2014 thầy ơi tại sao yếu tố X lại là yếu tố đông máu ngoại sinh e thấy cả 2 con đường đều có giai đoạn hoạt hóa X->Xa? RE: Nguyên lý và ý nghĩa một của một số xét nghiệm đông máu thông thường - meoconmayman - 08-15-2014 Thầy ơi!giai đoạn tạo cục máu đông gồm những xét nghiệm nào ạ. |