Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html)
+---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html)
+---- Chủ đề: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) (/thread-777.html)

Trang: 1 2


Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - tuyenlab - 10-04-2012

THỜI GIAN PROTHROMBIN
(Thời gian Quick)


1. Nguyên lý


Máu chống đông bằng natri citrat sẽ được phát động quá trình đông máu theo con đường ngoại sinh khi hồi phục calci và có mặt thromboplastine. Dựa vào đặc tính này, người ta khảo sát thời gian đông của huyết tương sau khi cho thừa thromboplastine calci để đánh giá các yếu tố đông máu đường ngoại sinh (phức hệ prothombine: II, V, VII, X.).

[Image: PTT.jpg]

2. Dụng cụ, hoá chất


- Bình cách thuỷ 37oC.
- Ống nghiệm 75x9,5mm.
- Đồng hồ bấm giây.
- Pipet.
- CaCl2 M/40.
- Thromboplastin calci.
- Trường hợp sử dụng thromboplastin calci thương mại dạng đông khô: pha nước cất theo chỉ dẫn ở nhãn lọ, nghiêng nhẹ nhàng cho tan hết (tránh tạo bọt), sau 30 phút tiến hành kỹ thuật.
- Trường hợp sử dụng thromboplastin bột: cứ 50mg thromboplastin bột, cho vào 1ml NaCl 0,9%, trộn đều và ủ ở bình cách thuỷ 37oC trong 15 phút. Sau đó trộn với CaCl2 M/40 tỷ lệ 1/1, để lắng, gạn lấy phần trong ở trên. Đây chính là Thromboplastin calci sẵn sàng để làm xét nghiệm.

3. Tiến hành kỹ thuật


- Máu chứng và bệnh chống đông bằng citrat natri 3,2% hoặc 3,8% theo tỷ lệ 9 thể tích máu 1 thể tích chống đông. Ly tâm 2000 vòng/phút trong 10 phút, tách lấy huyết tương làm xét nghiệm.

- Mẫu huyết tương được bảo quản ở 4oC hoặc nhiệt độ phòng và tiến hành xét nghiệm trong vòng 4 giờ kể từ khi lấy máu. Trường hợp cần kéo dài thời gian bảo quản, mẫu huyết tương cần phải được để ở -20oC hoặc lạnh hơn.

- Phân phối 0,1 ml huyết tương của mẫu cần kiểm tra vào ống nghiệm. Để ở bình cách thuỷ 37o C trong 5 phút.

- Cho vào 0,2 ml thromboplastin calci. Khởi động đồng hồ ngay. Trộn đều ở bình cách thuỷ 37o C trong 9 giây.

- Sau 9 giây, bắt đầu đảo nhẹ và quan sát, đến khi xuất hiện màng đông, bấm dừng đồng hồ lại.

- Lặp lại tương tự với ống thứ 2 của mẫu kiểm tra và kết quả được tính là trị số trung bình của 2 lần này.

- Hàng ngày trước khi tiến hành xét nghiệm, phải tiến hành kỹ thuật với máu chứng trước để lấy thông số chuẩn và kiểm tra hoá chất, sinh vật phẩm.

4. Kết quả
- Tuỳ theo loại thromboplastin sử dụng mà mỗi phòng xét nghiệm có trị số bình thường khác nhau. Thời gian Quick bình thường khi sử dụng thromboplastin có hoạt tính đầy đủ thường từ 11 đến 13 giây.

- Kết quả của xét nghiệm này có thể biểu thị bằng thời gian (giây) hoặc bằng phần trăm. Ngày nay, để tránh những sai sót kết quả gây ra do sử dụng các loại Thromboplastin khác nhau, Uỷ ban chuẩn hoá Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu mỗi loại Thromboplastin phải ghi rõ I.S.I (International Sentivity Index)(chỉ số độ nhạy quốc tế).

- Cách tính tỷ lệ prothrombin từ thời gian Quick:
+ Trường hợp có bảng tính sẵn kèm theo với lô thromboplastin sử dụng: việc tính sẽ đơn giản sau khi xác định thời gian Quick của chứng và bệnh.
+ Trường hợp không có bảng kèm theo: sử dụng công thức
( T ”+T ’ )x100 / {T bệnh- [ T’-( T’’-T’ )]}= % prothrombin
Trong đó: T”: thời gian đông của chứng 50%
T’: thời gian đông của chứng 100%

- Cách tính INR (International Normalized Ratio)(chỉ số bình thường hóa quốc tế):
INR= (PT bệnh/PT chứng )^ISI
Nó thường được sử dụng trong theo dõi bệnh nhân thay van tim nhân tạo, thường người ta duy trì tỷ số này trong khoảng từ 2 đến 3, vì nếu thấp hơn 2 sẽ tăng nguy cơ tắc van do cục máu đông. Còn nếu tỷ số này cao hơn 3 sẽ tăng nguy cơ chảy máu

- Thời gian Quick kéo dài trong các trường hợp rối loạn đường đông máu ngoại sinh (giảm nồng độ các yếu tố phức hệ prothrombin do: suy chức năng gan hoặc thiếu vitamin K, điều trị chống đông bằng dẫn xuất Coumarin).

- Xét nghiệm này nhạy nhất với sự thiếu hụt prothrombin.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả


- Do mẫu huyết tương kiểm tra: đông dây, sai tỷ lệ chống đông
- Do kỹ thuật: tiến hành kỹ thuật sau 4 giờ kể từ khi lấy máu với mẫu máu được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Do mẫu huyết tương chứng: không lấy pool hoặc lấy pool từ một lượng ít hơn 5 người.
- Do chất lượng thromboplastin không đảm bảo hoặc sử dụng thromboplastin đã bảo quản lâu sau khi chuẩn bị.


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - Nguyễn Hồng Hạnh - 04-04-2013

anh chị ơi. cho em hỏi với ạ! vì sao khi ủ huyết tương trên 4 tiếng thì k thể sử dụng tiếp để làm xét nghiệm? cảm ơn anh chị nhiềuCutesmile


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - tuyenlab - 04-04-2013

(04-04-2013, 02:20 PM)Nguyễn Hồng Hạnh Đã viết: anh chị ơi. cho em hỏi với ạ! vì sao khi ủ huyết tương trên 4 tiếng thì k thể sử dụng tiếp để làm xét nghiệm? cảm ơn anh chị nhiềuCutesmile

Có 2 yếu tố đông máu dễ bị phân hủy là yếu tố V và yếu tố VIII, như vậy nếu huyết tương để quá 4h mà không bảo quản thì 2 yếu tố này mất đi, kết quả xét nghiệm sẽ bị sai.


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - nguyenhang.xn4a - 04-04-2013

cho e hoi la tai sao lai dat ten xet nghiem nay la thoi gian prothrobin?

em chua hieu ve cac hoa chat chong dong thic hop cho tung xet nghiem...moi nguoi co the giai thich giup em ko a? xin loi,vi may e dang bi loi nen ko viet duoc bang tieng viet


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - tuyenlab - 04-05-2013

(04-04-2013, 10:46 PM)nguyenhang.xn4a Đã viết: cho e hoi la tai sao lai dat ten xet nghiem nay la thoi gian prothrobin?

em chua hieu ve cac hoa chat chong dong thic hop cho tung xet nghiem...moi nguoi co the giai thich giup em ko a? xin loi,vi may e dang bi loi nen ko viet duoc bang tieng viet

Gọi tên xét nghiệm là thời gian prothrombin vì con đường ngoại sinh sẽ nhanh chóng tác động lên prothrombin để chuyển thành thrombin.

Các chất chống đông em xem ở đây: xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=393


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - nguyenhang.xn4a - 04-06-2013

e cảm ơn thầy..nhưng mà từ prothrombin sang thrombin là chung sau khi hình thành phức hợp prothrombinase từ 2 con đường ngoại và nội sinh...thì thrombin liên quan không riêng gì con đường ngoại sinh..

cho em hỏi thêm là có thronboplastin ngoại sinh của mô thì có thromboplastin nội sinh không ạ?
e có đọc 1 tài liệu nói đến đường nội sinh có thromboplastin tiểu cầu


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - tuyenlab - 04-07-2013

(04-06-2013, 01:07 PM)nguyenhang.xn4a Đã viết: e cảm ơn thầy..nhưng mà từ prothrombin sang thrombin là chung sau khi hình thành phức hợp prothrombinase từ 2 con đường ngoại và nội sinh...thì thrombin liên quan không riêng gì con đường ngoại sinh..

cho em hỏi thêm là có thronboplastin ngoại sinh của mô thì có thromboplastin nội sinh không ạ?
e có đọc 1 tài liệu nói đến đường nội sinh có thromboplastin tiểu cầu

Prothrombinase chính là thromboplastin nội sinh. Con đường ngoại sinh sử dụng ngay thromboplastin của mô nên xảy ra rất nhanh. Trong khi con đườnh nội sinh phải qua nhiều bước mới hình thành được prothrombinase (thromboplastin nội sinh) nên sẽ chậm hơn con đường ngoại sinh. Do đó trong xn này khi ta ủ huyết tương nghèo tiểu cầu với thromboplastin lấy từ tổ chức (não thỏ) thì chỉ sảy ra đơn thuần con đường ngoại sinh.


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - thanhngoc - 05-30-2013

thầy cho em hỏi thromboplastin làm từ cái gì ạ (yếu tố tổ chức ấy) ?


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - tuyenlab - 05-31-2013

(05-30-2013, 10:36 PM)thanhngoc Đã viết: thầy cho em hỏi thromboplastin làm từ cái gì ạ (yếu tố tổ chức ấy) ?

Được sản xuất từ các mô tổ chức của động vật, trong đó 2 mô có nhiều thromboplastin nhất là não và phổi.


RE: Xét nghiệm thời gian Prothrombin (Thời gian Quick) - van hmu - 03-19-2014

Thư thầy e không hiểu ạ:
Tại sao quá trình đông máu sẽ được phát động theo con đường ngoại sinh khi có mặt thromboplastin? Sao không phải là đông máu nội sinh ạ? E xem phần cơ chế nhưng chưa hiểu lắm.
Trong thời gian Howell,tại sao khi hồi phục caxi thì con đường đông máu nội sinh được phát động ạ? E thấy trong cơ chế cả 2 con đường đều cần canxi mà?