Diễn đàn xét nghiệm đa khoa
[TH] Đo tốc độ máu lắng - Phiên bản có thể in

+- Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+-- Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-8.html)
+--- Diễn đàn: Huyết học - Truyền máu (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-70.html)
+---- Diễn đàn: Thực hành (https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forum-102.html)
+---- Chủ đề: [TH] Đo tốc độ máu lắng (/thread-130.html)

Trang: 1 2 3


[TH] Đo tốc độ máu lắng - tuyenlab - 02-21-2012

ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG
1. Nguyên lý:
Máu toàn phần lấy ra khỏi cơ thể, chống đông, cho vào ống thuỷ tinh để thẳng đứng. Sau một thời gian tế bào máu sẽ lắng xuống để lại cột huyết tương ở phía trên.
2. Dụng cụ, hoá chất:
- Máu chống đông bằng EDTA khô (lấy máu khi chưa ăn), hoặc phương tiện lấy máu mao mạch.
- Giá và ống máu lắng (Pachenkop hoặc Westergreen).
- Đồng hồ.
- Dụng cụ pha loãng: ống nghiệm, dung dịch natricitrat 3,8%
3. Kỹ thuật:

3.1. Phương pháp Westergreen:

Pha loãng 1,6 ml máu với 0,4 ml dung dịch natricitrat 3,8% (tỷ lệ 1/5). Lắc đều nhẹ nhàng. Dùng ống Westergreen hút máu đã pha loãng đến vạch 0. Lau sạch xung quanh ống máu lắng. Cắm thẳng đứng ống máu lắng lên giá Westergreen. Đọc chiều cao cột huyết tương bằng thước vạch có sẵn trên ống Westergreen sau 1 giờ và 2 giờ.
3.2. Phương pháp Pachenkop:

Tráng ống Pachenkop bằng dung dịch chống đông. Hút dung dịch natricitrat 3,8% đến vạch P (50), thổi vào ống nghiệm nhỏ, khô, sạch. Hút hai lần máu đến vạch K (0) thổi vào ống nghiệm đã có dung dịch natricitrat. Lắc đều nhẹ nhàng. Sau cùng, hút máu đã pha loãng chống đông (1/5) vào ống Pachenkop đến vạch K. Cắm thẳng đứng ống máu lên giá. Đọc kết quả sau 1 giờ và 2 giờ. .
4. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Máu lấy không đủ hoặc đông dây.
- Ống máu lắng không sạch, ướt, sứt mẻ...
- Tỷ lệ pha loãng không chính xác.
- Lắc trộn máu không đều.
- Có bọt không khí trong ống máu lắng.
- Ống máu lắng không thẳng đứng.
- Đọc kết quả không đúng thời gian hoặc không đúng cách thức qui định.
5. Phương pháp khác:

Hiện nay có nhiều loại máy xét nghiệm máu lắng, bao gồm:
- Loại máy chỉ đơn thuần đọc kết quả máu lắng.
- Máy có chức năng hút mẫu nhưng không tự rửa ống máu lắng.
- Máy tự động hoàn toàn.
Các máy đo tốc độ máu lắng đều dựa trên nguyên tắc Westergreen.



RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - ngochuyen90hd - 11-28-2012

em đi viện thấy làm máu lắng như sau ạ: Tráng ống Pachenkop bằng dung dịch natricitrat 3,8% -> mao dẫn máu tới vạch K -> Cắm thẳng đứng ống máu lên giá đọc ->đọc kết quả sau 1h.
làm như vậy có được không, kết quả có khác kết quả so với cách ở truòng dậy không ạ


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - tuyenlab - 11-28-2012

(11-28-2012, 10:29 PM)ngochuyen90hd Đã viết: em đi viện thấy làm máu lắng như sau ạ: Tráng ống Pachenkop bằng dung dịch natricitrat 3,8% -> mao dẫn máu tới vạch K -> Cắm thẳng đứng ống máu lên giá đọc ->đọc kết quả sau 1h.
làm như vậy có được không, kết quả có khác kết quả so với cách ở truòng dậy không ạ

Như vậy sẽ bị thiếu 1 lượng chống đông trong ống (ở KT này yêu cầu máu phải được pha loãng 1/5) do đó sẽ làm thay đổi độ nhớt của huyết tương và kết quả sẽ thay đổi. Theo mình kết quả sẽ khác nhưng không lớn. Để nghiên cứu vấn đề này thêm nữa vậy!


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - tranhieuquy - 11-30-2012

(11-28-2012, 10:29 PM)ngochuyen90hd Đã viết: em đi viện thấy làm máu lắng như sau ạ: Tráng ống Pachenkop bằng dung dịch natricitrat 3,8% -> mao dẫn máu tới vạch K -> Cắm thẳng đứng ống máu lên giá đọc ->đọc kết quả sau 1h.
làm như vậy có được không, kết quả có khác kết quả so với cách ở truòng dậy không ạ
hồi tôi đi thực tập cũng có làm như thế này.
nhưng cho hỏi thêm nếu không có natricitrat 3,8% ta dùng nước muối sinh lý 0.9% liệu có được không ?
018


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - th0pe089 - 12-04-2012

ngoài phương pháp dùng natricitrat 3,8 % ta có thể dùng phương pháp bằng nước muối 0,85%. Thời gian đọc cũng không khác là mấy !
nam 1h: 3-5 mm 2h: 7-10 mm
nữ 1h: 4-7mm 2h: 6-12 mm


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - đoàn hoài đức - 03-16-2013

Tôi làm ở BV nên có mốt số ý kiến thế này
1. pp Westergreen và pp Pachenkop cơ bản đều chống đông bằng Natri citrat 3.8% và tỷ lệ 1/5, chỉ khác nhau ở dụng cụ đo.
2. Cho thẳng máu toàn phần vào kháng đông citrat, không dùng đồng thời EDTA lẫn với citrat
3. Nếu dùng EDTA có sẳn trong ống lấy máu: Ở đây xem EDTA là chống đông vai trò như citrat, như vậy cần bổ sung NaCl 0.9% bằng với thể tích của Citrat lẽ ra đã dùng để không ảnh hưởng tới độ nhớt của huyết tương


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - TruongVuAnh - 06-05-2013

Toi di lam ngoai phong kham tu nhan thay may anh chi lam toc do mau lang nhung khi cam len gia thi laj de nghieng gia di 15do.sau 15phut thi doc ket qua ML 1Gio.lam nhu vay ket qua co chinh xac khong? Vi sao?


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - tuyenlab - 06-05-2013

(06-05-2013, 04:22 PM)TruongVuAnh Đã viết: Toi di lam ngoai phong kham tu nhan thay may anh chi lam toc do mau lang nhung khi cam len gia thi laj de nghieng gia di 15do.sau 15phut thi doc ket qua ML 1Gio.lam nhu vay ket qua co chinh xac khong? Vi sao?

Chưa có nghiên cứu về cách làm này nên không thể khẳng định đúng sai. Phương pháp này được nghiên cứu khi sử dụng ống máu thẳng đứng thì giá trị bình thường là như vậy, còn nếu để nghiêng thì chưa có giá trị bình thường cho để nghiêng. Đây chỉ là kinh nghiệm, người ta làm thử thấy nó tương đương nhau. tuy nhiên trong những trường hợp bệnh lý thì cũng chưa khẳng định được nó có tương đương nhau không nữa???


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - nghmu - 09-27-2013

Cho em hỏi là tại sao lại phải pha loãng máu với Natricitrat, mà trước đó đã được chống đông bằng EDTA ?


RE: [TH] Đo tốc độ máu lắng - van hmu - 10-17-2013

câu hỏi trên trả lời như thế nào ạ?