05-14-2021, 11:10 AM
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỞ OXY QUA T-TUBE NỘI KHÍ QUẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
Thở oxy là một thủ thuật thường được thực hiện tại phòng cấp cứu. Mục đích
thở oxy là cung cấp lượng khí thở vào có hàm lượng Oxy cao hơn khí phòng.
Thở Oxy qua T-tube nội khí quản cho những Người bệnh có ống nội khí quản hoặc đã mở khí quản.
II. DỤNG CỤ
Cỡ ống 15mm cho phép gắn chắc chắn ống vào ống khí quản .T-Piece được nối với 1 thiết bị phát khí dung có thể tích lớn qua một ống cỡ lớn có thể cho phép cung cấp 1 FiO2 chính xác và độ ẩm cao.
Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hít vào của Người bệnh, cần nối 1 ống
dài 6-12 insơ(15-30 cm, là ống lưu khí) vào ống chữ T, ở phần đối diện với cửa thông với thiết bị khí dung.
Do không khí thở vào không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường hô hấp trên của Người bệnh, nơi không khí được làm ấm và ẩm trước khi vào cơ thể. Vì vậy cần có thiết bị lầm ẩm và ấm không khí trước khi vào cơ thể.
Thuận lợi: Cung cấp FiO2 khí thở vào đầy đủ.
Bất lợi: Nếu không làm ấm và ẩm đầy đủ có thể niêm mạc bị khô.
III. CHỈ ĐỊNH
1. Giảm oxy hóa máu
Tất cả các trường hợp thiếu oxy trong máu động mạch. Biểu hiện
PaO2<60mmHg, SaO2<90% (thở oxy phòng).
2. Tăng công hô hấp
3. Tăng công cơ tim
4. Tăng áp động mạch phổi
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối đối với Người bệnh thở oxy qua T-tube nội khí quản.
HẠN CHẾ CỦA OXY LIỆU PHÁP:
- Ít hiệu quả ở Người bệnh giảm oxy do thiếu máu và suy tuần hoàn
- Oxy liệu pháp không thay thế được thông khí nhân tạo trong trương hợp có chỉ định thông khí nhân tạo
V. CHUẨN BỊ
Dụng cụ
- Ống thở T-tube
- Bình làm ẩm nối với hệ thống oxy trung tâm
Người bệnh
- Người bệnh được giải thích các lợi ích, nguy cơ của thủ thuật. Động viên
Người bệnh hợp tác thở.
- Đảm bảo ống nội khí quản và canul mở khí quản thông thoáng.
Hồ sơ bệnh án
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Bật oxy nguồn xem có hoạt động không
2. Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với từng Người bệnh (đảm bảo oxy hóa
máu), thường đặt 1 - 6 lít/phút
3. Nối ống thở T-tube vào nội khí quản hoặc canul mở khí quản.
Đánh giá sau thủ thuật
Đánh giá đáp ứng của Người bệnh sau thở oxy về lâm sàng và khí máu
- Lâm sàng: đánh giá về hô hấp, tim mạch, thần kinh
- Khí máu: các chỉ số PaO2, SaO2, Pa C02…..
- Đánh giá sự dung nạp của Người bệnh với dụng cụ thở oxy.
- Chăm sóc nội khí quản và canul mở khí quản
Bảo đảm ống nội khí quản hoặc canul mở khí quản được thông thoáng. Ghi chép hồ sơ thủ thuật.
VII. CÁC NGUY CƠ VÀ TAI BIẾN KHI THỞ OXY
Cung cấp oxy được coi như là 1 thuốc lành tính. Phần lớn các Người bệnh tử vong vì thiếu oxy hơn là vì tai biến của điều trị oxy cấp. Dù sao, các thày thuốc lâm sàng cũng cần cân nhắc các biến chứng và giảm tối thiểu ảnh hưởng đó.
1. Ngộ độc ôxy:
-Liên quan tới nồng độ và thời gian thở ôxy, thở ôxy với nồng độ càng cao(>60%),thời gian càng lâu thì càng dễ sớm bị ngộ độc ôxy.
Ngộ độc Oxy đặc biệt được chú ý ở các Người bệnh COPD hoặc trẻ sơ sinh.
2. Giảm thông khí do ôxy:
Tình trạng này có thể xảy ra ở Người bệnh COPD, đối tượng có tăng C02 mạn tính, chính thiếu ôxy là một" động lực" thúc đẩy Người bệnh thở. Do đó nếu làm tăng ôxy ở những Người bệnh này sẽ làm mất đi yếu tố này và Người bệnh thở chậm và yếu.
3. Xẹp phổi:
Khi thở ôxy với nồng độ cao, khí nitơ trong phế nang sẽ bị đuổi ra hết và có
thể gây xẹp phế nang ( xẹp phổi).
4. Bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng:
-Trẻ sơ sinh non tháng được thở ôxy khi áp lực riêng phần của ôxy máu đ/m(Pa02) >100mmHg, động mạch võng mạc sẽ co lại gây thiếu máu võng mạc, tổn thương võng mạc, xơ hoá, có thể bong võng mạc và mù. (Nên để PaO2>50 nhưng không cao quá 80-90 mmHg)
-Hơn nữa, PaO2 tăng gây đóng không mong muốn của ống động mạch trong tổn thương tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch.
5. Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ làm ẩm hoặc hệ thống khí dung
6. Khô niêm mạc đường thở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AARC Clinical Practice Guideline: ―Oxygen in the Acute Care Hospital‖.
2. Oakes DF. Clinical practitioner‘s guide to respiratory care. Old Town, ME:
Heath Educator Publications, Inc, 1998:144-146
3. Long-term supplemental oxygen therapy. Brian L Tiep, MD uptodate 2013