Diễn đàn xét nghiệm đa khoa

Phiên bản đầy đủ: Một số ngộ độc thường gặp và cách xử trí
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Xem phiên bản đầy đủ với định dạng thích hợp.
Trang: 1 2 3 4 5 6
21. Ngộ độc cồn Etylic


I. Đại cương
Cồn etylic hay ethanol C2H5OH được dùng nhiều trong y học và công nghiệp.
II. Độc tính
Tình trạng ngộ độc cấp thường do uống quá liều.
Liều gây ngộ độc thay đổi tuỳ theo từng người. Liều này rất cao ở người nghiện rượu.
Nói chung cồn trong máu 1-l,5g/lit có thể gây say, 4-6g/lit có thể gây chết.
Mỗi giờ cơ thể oxyt hoá khoảng 10ml cồn etylic 100 độ. Khoảng 10% cồn etylic được thải trừ qua nước tiểu và phổi. Ethanol được oxy hoá bởi men alcol dehydrogenase.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/130LcUX
22. Ngộ độc cồn Metylic

I. Đại cương
Cồn metylic còn gọi là methanol CH3OH rất được thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sống.
II. Độc tính
Cồn metylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm. Cồn metylic rất độc vì: Thải trừ chậm – chuyển hóa thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30-100ml.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/Xtj87w
23. Ngộ độc dầu hoả và các dẫn chất

I. Đại cương
Dầu hoả có nhiều dẫn chất như xăng, mazut, benzen... được dùng nhiều trong đời sống, vì vậy thường gây nhiều tai nạn ngộ độc, do uống nhầm, hít vào phổi (dưới dạng nước hoặc hơi), thông thường nhất là trường hợp xẩy ra do các lái xe dùng ống hút xăng, do động tác hút quá mạnh nên vừa uống vừa hít xăng vào phổi.
II. Độc tính
Khó xác định được liều độc (vào khoảng 10 - 100ml). Dầu hoả có tác dụng kích thích tại chỗ tiếp xúc và có tác dụng gây mê với liều cao. Đa số trường hợp gây viêm phổi hít phải.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Hít phải hơi: tình trạng say như say rượu, đỏ mặt, lẫn lộn, rối loạn tiêu hoá.
2. Do uống
a. Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Ngay sau khi nôn mửa bệnh nhân hít luôn dầu hoả vào phổi.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/XtkbV7
24. Ngộ độc Carbon Monoxyt

- Carbon monoxyt là sản phẩm của sự đốt cháy carbon không hoàn toàn. Đó là một khí không màu, không mùi, tỷ trọng gần giống không khí và khuyếch tán nhanh.
- Cần phân biệt ngộ độc carbon monoxyt với ngộ độc khí thắp tự nhiên (metan, butan) khác hẳn nhau về cơ chế sinh bệnh.
- Hoàn cảnh gây ngộ độc:
Trong gia đình: lò than, lò sưởi đặt trong phòng kín, cháy nhà.
Trong công nghiệp: ga ra ôtô, lò cao.
I. Độc tính
- Carbon monoxyt có ái tính với Hb gấp 200 lần oxy. Carbon monoxyt vào máu lấy Hb, cho carboxyhemoglchin (HbCO) gây ra tình trạng thiếu oxy tổ chức.
- Có nhiều phương pháp kiểm nghiệm máu và không khí để phát hiện nồng độ CO.
- Một phương pháp sinh vật đơn giản và hiệu nghiệm: trong bầu không khí có tỷ lệ CO bằng 1/1000, một con chim sẻ sẽ chết trong vòng 2 giờ.
- Nồng độ gây chết trong máu khoảng 40-80% carboxyhemoglobin.
II. Triệu chứng ngộ độc cấp
- Thể điển hình: trong vòng 10 phút, xuất hiện nhức đầu, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, rã rời chân tay, không thể đứng dậy, ngồi dậy. Lẫn lộn, giãy giụa, cuối cùng hôn mê. Hôn mê sâu, rối loạn hô hấp. Da đỏ hồng rất đặc biệt.
- Xét nghiệm: máu đỏ tươi, phát hiện dễ dàng bằng quang phổ kế. Tuỳ theo mức độ ngộ độc, bệnh biến diễn đến tử vong ngay,trong vài giờ đầu, vài ngày đầu.
- Nếu khỏi, các di chứng thần kinh và tâm thần sẽ kéo dài nhiều ngày.
… …
… … …
download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/XtmjMK
25. Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất

I. Đại cương
Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch l%). Ngộ độc cấp xẩy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.
II. Độc tính
Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10 gam. Tác dụng ăn mòn tại chỗ và ức chế chuyển hoá.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Ngộ độc nhẹ
- Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy.
- Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh.
- Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.
2. Ngộ độc nặng
- Rối loạn tiêu hoá.
- Giãy giụa, co giật, hôn mê.
- Rối loạn tuần hoàn và hô hấp, sốc nặng.
Nếu tử vong ngay, bệnh nhân còn có thể viêm gan, viêm thận, đái ra huyết cầu tố.
IV. Xử trí
- Không rửa dạ dày, cho uống than hoạt 40 - 60g và sorbitol 10 -20g.
- Nếu có hôn mê co giật, rối loạn hô hấp: tiêm tĩnh mạch diazepam 10mg, đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/12JO092
26. Ngộ độc Phospho vô cơ và phosphua kẽm

I. Đại cương
Phần lớn các trường hợp ngộ độc phospho vô cơ là do uống bả chuột có phospho (phosphua kẽm).
II. Độc tính
Phospho là chất độc nguyên sinh chất tế bào, ức chế các quá trình oxy hoá xảy ra ở tế bào và gây ra hoại tử các tổ chức. Chất độc thấm qua đường tiêu hoá, qua da, dễ tan trong mỡ và qua đường hô hấp vì dễ bay hơi. Liều gây chết khoảng 0,15 - 0,30g. Phosphua kẽm gây phù phổi do tác dụng với nước phát sinh ra hydrogen phosphua, gây viêm dạ dày ruột do có kẽm.
III. Triệu chứng
1. Triệu chứng tiêu hoá: phospho gây bỏng rát thực quản, đau bụng, nôn mửa, nôn ra máu. Chất nôn sáng lên trong bóng tối, ỉa lỏng, có máu.
2. Triệu chứng hô hấp (đặc biệt xảy ra đối với phosphua kẽm): phù phổi cấp.
3. Triệu chứng tim mạch: mạch nhanh, huyết áp hạ, cuối cùng truy mạch, sốc thuốc nặng.
4. Triệu chứng thần kinh: giãy giụa, kích thích, ảo giác cuối cùng co giật, hôn mê, đồng tử giãn.
- Ngộ độc nặng có thể gây tử vong trong vài giờ, trong tình trạng hôn mê và sốc nặng.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/12JOLPu
27. Ngộ độc Kali Pecmanganat (thuốc tím)

I. Đại cương
Kali pecmanganat (thuốc tím) được dùng rộng rãi trong nhiều trường hợp: khử khuẩn nước, tẩy mực, diệt nấm. Ngộ độc cấp xảy ra do tự tử, uống nhầm thuốc tím dưới dạng dung dịch đặc, viên, hạt hoặc bột.
II. Độc tính
Thuốc tím đậm đặc hoặc viên, bột... ăn mòn rất nhanh có thể gây thủng dạ dày. Lượng kali có trong thuốc tím không đáng kể.
III. Triệu chứng ngộ độc cấp
1. Do uống
- Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày. Chụp bụng có thể thấy viên thuốc tím: vì đó là một chất cản quang.
- Các triệu chứng khác: tình trạng sốc, viêm gan, vô niệu.
2. Do tiếp xúc: gây hoại tử tại chỗ.
IV. Xử trí
1. Cho uống nước, sữa, than thực vật, để hoà tan và băng bó dạ dày (không rửa dạ dày).
2. Uống Na hyposunflt 10% để trung hoà thuốc tím (phản ứng oxy hoá khừ).
3. Theo dõi và xử trí các rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là phát hiện thủng dạ dày để kịp thời xử trí. Súc miệng, họng.
4. Chống sốc và vô niệu.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/12JPnol
28. Ngộ độc các chất gây methemoglobin máu

I. Đại cương
Rất nhiều nước và hoá chất khi vào cơ thể, có thể oxyt hoá hemoglobin thành methemoglobin Fe++ => Fe+++. Bình thường trong trường hợp sinh lý, methemoglobin được các hệ thống men hemoglobin reductase 1 (hay diaphorase) khử thành hemoglobin.
Các chất có thể vào cơ thể qua đường uống, tiêm hoặc qua da (như anilin).
Khi ngộ độc nhiều, methemoglobin không được khử hết sẽ gây tác hại cho cơ thể.
1. Các thuốc: benzocain, lignocain, chloroquin, primaquin, ferixyanua kali, hydrazin, liguocain, nitrat resorcinol, sulfamid, vitamin K tổng hợp, xanh metylen.
2. Các hoá chất dùng trong công nghiệp
- Anilin, axetanilit, toluidin.
- Thuốc nhuộm da giầy, mực in áo quần.
- Nitrobenzen, nitroglycerin, nitrit.
3. Các hoá chất dùng trong công nghiệp
- Nitrat (phân hoá học)
- Clorat (diệt cỏ)
II. Độc tính
Các chất tác dụng qua một chất trung gian chuyển hóa hydroxylamin hay nitroso, tác dụng lên hemoglobin.
Các trường hợp ngộ độc thường là một tai biến trong khi dùng thuốc hoặc khi sử dụng hoá chất. Trẻ em nhỏ dễ bị ngộ độc vì khả năng khử methemoglobin của hệ thống men yếu.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/12JRmc4
29. Ngộ độc cá độc

Có hai loại cá độc:
- Loại gây ngộ độc khi dùng làm thức ăn.
- Loại gây ngộ độc khi tiếp xúc, bị châm, bị cắn.
Cá gây độc khi dùng làm thức ăn
Cá độc đem dùng làm thức ăn có thể gây ngộ độc cấp.
Độc tính
- Độc tính của cá có liên quan đến nhiều yếu tố.
- Môi trường sống: cá nóc gây ngộ độc ở Việt Nam, Nhật Bản nhưng không gây ngộ độc ở Xênêgan.
- Mùa: mùa cá đẻ nguy hiểm hơn.
- Đường gây độc: máu cá có thể gây ngộ độc nếu tay bị thương trong lúc làm cá, nhưng thịt cá không gây độc, lúc nấu chín (cá đuối).
- Tuổi của cá: cá càng to càng độc.
- Các bộ phận của cá: thịt, phủ tạng, trứng, máu.
… …
… … …

30. Ngộ độc cóc

I. Đại cương
Cóc thuộc họ Bufonidae phổ biến ở Việt Nam là loại Bufomelanosticus. Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc (bufotoxin) rất mạnh, gồm các độc tố chính: bufotalin,
bufotonin, bufotenin và một số hợp chất hữu cơ khác.
Nọc cóc được sử dụng trong y học (tây y) để cầm máu, kích thích thần kinh, trợ tim mạch. Hiện nay không còn thông dụng.
Trong đông y, nọc cóc được dùng ngoài da để chống viêm nhiễm (chiết xuất dưới dạng cao).
Gan cóc, trứng cóc cũng chứa bufotoxin nhưng ít hơn nhiều so với da cóc: thịt cóc có tỷ lệ đạm rất cao và không chứa nọc độc.
Trên thực nghiệm bufotaxin truyền tĩnh mạch làm huyết áp cao vọt, nhịp tim nhanh sau đó xuất hiện các rối loạn và kích thích rối loạn hô hấp và ngừng thở.
II. Triệu chứng ngộ độc cấp
Xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi ăn.
1. Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
… …
… … …

download
Trích dẫn:http://sdrv.ms/VHUCmy
Trang: 1 2 3 4 5 6